Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo Và Những Điều Cần Biết # Top 3 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo Và Những Điều Cần Biết # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo Và Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO LÀ GÌ?Bệnh do ký sinh trùng giun đũa chó, mèo, tên khoa học là Toxocara sp, là một loại bệnh động vật ký sinh (zoonosis), tức là bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người.Các bệnh do giun Toxocara canis (ở chó) hoặc Toxocara cati (ở mèo) đều có chung những đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên thường được gọi chung là “Bệnh giun đũa chó, mèo hoặc Toxocara sp”.

Ngày nay do điều kiện sống cũng như sinh hoạt trong xã hội có rất nhiều gia đình nuôi chó, mèo nên việc tiếp xúc thường xuyên với những động vật nuôi trong nhà này dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt của chó nên khả năng nhiễm Toxocara canis (từ chó) cao hơn Toxocara cati (từ mèo).

Vì bệnh do Toxocara sp gây nên là bệnh có vật chủ chính để ký sinh là động vật có xương sống mà thường là chó, mèo, nên khi Toxocara sp lạc vật chủ sang người chúng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Chính vì không có giun trưởng thành nên việc tìm trứng giun để chẩn đoán bệnh này ở người là điều không thể mà phải dựa vào xét nghiệm máu chẩn đoán. Việc gây bệnh của ký sinh trùng này ở người lại xảy ra ở mọi cơ quan nơi chúng di chuyển đến và ký sinh tại đó như da, cơ, gan, thận, mắt, não .. vv … và có thể gây những tổn thương với những triệu chứng đa dạng và hậu quả khác nhau.

2. CÁCH LÂY NHIỄM VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ BỆNH!

Mặc dù cơ thể người chỉ là ký chủ ngẫu nhiên của Toxocara sp nhưng việc lây nhiễm cũng giống như ở vật ký chủ chính là do nuốt phải trứng có phôi của Toxocara sp, sau đó ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng rồi xâm nhập qua thành ruột theo đường máu chu du khắp cơ thể người như gan, thận, phổi ..vv.. và gây bệnh cho con người tại những nơi chúng đến.

Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Toxocara sp tùy thuộc rất nhiều yếu tố như: số lượng ấu trùng nuốt vào cơ thể, thời gian bị nhiễm, nơi định vị cư trú của ký sinh trùng cũng như tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch với ký sinh trùng của những ký chủ khác nhau cùng nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên nếu Toxocara sp gây bệnh ở nội tạng sẽ có một số triệu chứng sau:

– Bệnh nội tạng, gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi nhiều hơn ở người lớn với một hoặc những dấu hiệu: khởi phát từ từ, sốt nhẹ thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, đau người, mệt mỏi, khó thở nhẹ hoặc ho có đàm chúng tôi Các dấu hiệu trên có thể tự hết sau nhiều tuần (khi ấu trùng chết).

– Bệnh ở người lớn đôi khi không có triệu chứng hoặc có các dấu hiệu mờ nhạt như: sốt nhẹ, mệt mỏi, mẩn ngứa, khó thở dạngsuyễn và viêm phổi, giảm thị lực 1 mắt, hoặc các biểu hiện bệnh đau ở vùng gan với có thể gan, lách to, nổi hạch hoặc ở bất cứ cơ quan nào bị xâm nhiễm.

– Ngoài ra bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, cơ, da, tim hoặc tổn thương thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhiễm vào não gây viêm màng não có thể có cơn động kinh hoặc với các triệu chứng kèm theo đặc trưng của cơ quan bị bệnh khác.

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BỊ NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO?

Bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay được coi là bệnh khá phổ biến do các yếu tố dịch tễ và các triệu chứng đã được mô tả ở phần trên, việc phát hiện bệnh là phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán. Khi có các triệu chứng gợi ý cần đến khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa.

Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, khoa học như hiện nay của Việt Nam cũng như trên thế giới thì việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề khó khăn. Tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh có thể làm được điều đó, tuy nhiên hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ký sinh trùng phải kể đến các Viện: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (đóng tại thủ đô Hà Nội), Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (đóng tại thành phố Quy Nhơn) và Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh (phụ trách 20 tình thành khu vực Nam Bộ – Lâm Đồng, đóng tại TP Hồ Chí Minh).

Giun Đũa Chó Mèo: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phác Đồ Điều Trị

Câu hỏi: Da tôi bị ngứa và xét nghiệm kết quả ghi là Toxocara IgG dương tính. Bác sĩ nói tôi bị nhiễm giun đũa chó mèo và có thể phá hủy nội tạng. Tôi rất hoang mang, lo lắng nên gửi câu hỏi này tới phòng khám ký sinh trùng, mong các bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị. Tr.Q.H, Củ Chi, chúng tôi

Giun đũa chó mèo là loài giun tròn sống ký sinh ở chó và mèo. Phân của chó mèo phóng uế ra môi trường nhiễm trứng giun đũa chó mèo. Trong môi trường đất trứng phát triển thành ấu trùng và nhiễm bệnh cho người qua đường miệng. Tỷ lệ nhiễm từ chó lên 80% nên thường gọi là bệnh giun đũa chó Toxocara.

Trường hợp ấu trùng di chuyển đến mắt, sử dụng phác đồ điều trị 7 đến 14 ngày, bổ sung thuốc kháng viêm và Vitamin A liều 20.000 IU mỗi tháng uống 1 lần trong vòng 4 tháng.

Phần lớn người nhiễm bệnh giun đũa chó ít có biểu hiện triệu chứng, nhiều người nhiễm giun đũa chó nhiều năm nhưng không có biểu hiện nào bất thường đối với cơ thể. Ở một số người nhiễm giun đũa chó có biểu hiện ngứa da, mệt mỏi, ho thời gian ngắn, đầy bụng khó tiêu, đau và ê đầu, ngủ kém, thường xuyên thức giấc về ban đêm, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác nên thường bỏ sót.

Độc tố của ấu trùng giun đũa chó Toxocara có thể khiến bạn bị mẩn ngứa da dị ứng giống như bệnh da liễu

Một số vị trí trong não mà ấu trùng giun đũa chó Toxocara có thể gây tổn thương

Liên hệ khám bệnh giun đũa chó Toxocara tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

Kết Quả Xét Nghiệm Giun Đũa Chó

Kết quả xét nghiệm bệnh giun đũa chó

Bạn đã xét nghiệm máu bệnh giun đũa chó bằng phương pháp Elisa và chúng tôi xin giải thích kết quả xét nghiệm bệnh giun đũa chó của bạn như sau: một trường hợp bình thường khi xét nghiệm giun đũa chó sẽ có ba tình huống sảy ra

– Một là nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara kết quả ghi là Pos. Pos là Positive dương tính

– Hai là không nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara kết quả ghi là Neg. Neg là Negative âm tính

– Ba là nghi ngờ nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara Gz. Gz là Greyzone là nghi ngờ. Trường hợp nghi ngờ nên xét nghiệm lại bệnh giun đũa chó Toxocara sau 2 tuần, nếu sau hai tuần kết quả là Pos hoặc Gz thì điều trị, kết quả xét nghiệm bệnh giun đũa chó là Neg thì không cần điều trị

Trường hợp của bạn có kết quả xét nghiệm bệnh giun đũa chó là Pos 48.2 là nhiễm bệnh và cần điều trị

Ngoài xét nghiệm bệnh giun đũa chó cần xét nghiệm gì khác để chẩn đoán bệnh không?

Nên xét nghiệm bổ sung công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP để hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó. Xét nghiệm chức năng gan thận để phục vụ điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó Toxocara?

Nhiều người nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara trong máu nhưng không hề có biểu hiện triệu chứng, số ít có biểu hiện mẩn ngứa da dị ứng. Những biểu hiện như nhức đầu mệt kéo dài là biểu hiện của sán chó lên não, đó là dấu hiệu nặng nhất của bệnh giun đũa chó Toxocara vì có thể gây tổn thương não diện rộng có thể dẫn đến tử vong do bệnh giun đũa chó Toxocara.

Ở đâu điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara?

Nên điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara tại phòng khám uy tín, có bác sĩ kinh nghiệm trong lĩnh vực ký sinh trùng, bạn có thể tham khảo lịch khám bệnh và xét nghiệm bệnh giun đũa chó Toxocara, tại Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 402 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5. Phòng khám do các bác sĩ ký sinh trùng phụ trách, trực tiếp khám bệnh, xét nghiệm sán chó (giun đũa chó) và chữa trị trệt để cho người bệnh.

Thời giun trị bệnh giun đũa chó Toxocara bao lâu?

Thời gian điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara phụ thuộc vào từng bệnh nhân, có người 7 ngày khỏi bệnh, có người 15 ngày thậm chí 21 ngày. Thông thường khỏi bệnh là hết các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, đau váng đầu, mẩn ngứa da dị ứng

Phòng bệnh giun đũa chó Toxocara bằng cách nào?

– Ăn chín uống sôi, rửa rau sống dưới vòi nước, không ăn thịt tái sống, thịt nướng chưa kỹ

– Quản lý phân thú nuôi tốt, không phân chó vưỡng vải ra môi trường

– Rửa chân tay sạch bằng xà bong sau khi làm vườn

– Hạn chế cho trẻ ngậm mút ngón tay.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ: Nguyễn Ánh PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM

Tư vấn: 0912444663 – Hotline: 02838302345 Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

Vì Sao Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo Lại Gây Ngứa Kéo Dài? Điều Trị Ra Sao?

Khi cơ thể nhiễm trứng giun phát triển thành ấu trùng qua ruột vào hệ tiêu hóa và đến các cơ quan trong cơ thể tức là lúc cơ thể tiếp xúc với 1 chất lạ (kháng nguyên), lúc đó cơ thể sẽ phản ứng (kháng thể) chống lại các yếu tố lạ bằng cách giải phóng các chất histamine gây ra ngứa. Tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh, lượng ấu trùng nhiều hay ít, gây ra phản ứng của cơ thể mà có thể biểu hiện ngứa khác nhau, ngứa từng cơn, ngứa về đêm, ngứa tiếp xúc với nước,…

2. Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh?

Mọi người đều có thể bị nhiễm giun và mắc bệnh giun đũa chó mèo. Nhất là các gia đình nuôi chó mèo và trẻ con nhiễm cao hơn người lớn . Tỷ lệ nông thôn nhiễm cao hơn thành phố do sử dụng nguồn nước và tiếp xúc với đất thường xuyên hoặc uống phải nguồn nước nhiễm trứng giun. Thói quen tiếp xúc thú cưng hay đất, không rửa tay trước khi ăn.

Ở Việt Nam có khoảng 20% người có kháng thể với giun đũa chó và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh. Tại Mỹ, tỷ lệ nhiễm cao nhất là 13,9% và giảm dần còn 5,1%.

3. Điều trị

Ngứa là triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm trứng giun một vài tuần, việc chẩn đoán chính xác và tuân thủ phác đồ điều trị thì triệu chứng ngứa có thể đẩy lùi.

Bệnh giun đũa chó mèo hiện nay dùng thuốc uống là khỏi bệnh. Tuy nhiên bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng gan thận và cân nhắc phối hợp thuốc để bảo vệ gan và tăng tác dụng giúp thuốc thấm tốt hơn để dễ dàng tiêu diệt ấu trùng

Thời gian điều trị bệnh giun đũa chó tùy thuộc từng người có người 7 ngày khỏi bệnh, nhưng có người 14 ngày thậm chí 21 ngày. Các triệu chứng ngứa giảm dần sau 1 – 2 tháng điều trị. Khi điều trị bệnh ngứa do giun đũa chó ta chỉ cần điều trị loại trừ nhiễm giun đũa chó thì triệu chứng ngứa được đẩy lùi.

Ngoài ra việc theo dõi xét nghiệm ký sinh trùng sau 3 – 6 tháng để tránh tái phát rất cần thiết, vì vậy những trường hợp đã điều trị cần phải có kế hoạch tái khám xét nghiệm định kỳ vì sau khi khỏi bệnh có thể xét nghiệm vẫn còn dương tính do kháng thể kháng kháng nguyên giun đũa chó còn tồn tại trong cơ thể 3-6 tháng hoặc lâu hơn.

4. Đã điều trị bệnh giun đũa chó mèo tại sao còn ngứa?

Thứ nhất: có thể bạn uống thuốc chưa đủ liệu trình hoặc uống thuốc giun sán dài ngày mà không dùng thuốc hỗ trợ gan sẽ gây tăng men gan dẫn đến ngứa da do gan bị nhiễm độc.

Thứ hai: nhiều trường hợp chỉ sử dụng thuốc đơn thuần mà không được sử dụng thêm các thuốc khác để tăng tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, bảo vệ tế bào gan thì vẫn có thể còn ngứa mặc dù đã được điều trị

Thứ ba: cơ thể bạn đang bị ngứa da kèm theo một số nguyên nhân gây ngứa khác như: Dị ứng dị nguyên mạt bụi, dị ứng thức ăn, yếu tố gia đình, bệnh nấm da, bệnh ngứa da khác…

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.Điện thoại: 028 38 570 670

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo Và Những Điều Cần Biết trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!