Xu Hướng 5/2023 # Bệnh Giời Leo Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bệnh Giời Leo Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Giời Leo Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh giời leo d o loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus gây ra, nếu thông thường sẽ không nguy hiểm nhưng trường hợp zona thần kinh cần phải khám bác sĩ để trị bệnh đúng cách

Triệu chứng ban đầu của bệnh giời leo

Bệnh “giời leo” (y học gọi là zona) đã được dân gian biết đến từ rất lâu đời, biểu hiện bằng những tổn thường trên da ngoằn ngèo khiến cho người ta cảm tưởng đến vệt đi của một loại côn trùng hay loài bò sát nào đó, cái tên “giời leo” cũng ra đời từ đó. Người dân thường tự điều trị bằng cách nhai đậu xanh hạt hoặc lá cây mướp ngọt rồi đắp lên chỗ bị bệnh, tuy có tạo sự dễ chịu nhưng bệnh vẫn duy trì và tiến triển. Tần số mắc căn bệnh này tăng vọt trong những năm gần đây. Sẽ tư vấn cho các bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh giời leo.

Có thể bị sốt, nóng rát, sưng lể kéo dài nhất là trong thời tiết nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn.

Sốt nhẹ khoảng 37.50 – 38.50, toàn thân mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể kéo dài 10-15 ngày, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải.

Ở vùng da bị bệnh: đầy tiên khi nhiễm bệnh, tại vị trí nhiễm bệnh sẽ có cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt. Mảng da này nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía, các nốt giời bên trong mọng nước sưng to dần, đồng thời vẫn kèm theo ngứa, ngáy khó chịu ở vùng da bị bệnh đó. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn.

Bệnh giời leo có lây không?

Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân Zona.

Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng một tên khác là herpes zoster.

Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ “thức dậy ” trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.

Bệnh zona giời leo có nguy hiểm không?

BS Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc chúng tôi cũng cho rằng lâu nay người ta vẫn thường nhầm lẫn giời leo và zona là hai loại bệnh khác nhau nhưng thực ra đây là hai tên gọi của cùng một loại bệnh. Ước tính cứ 10 người bị bệnh thủy đậu sẽ có một người phát bệnh giời leo sau 50 tuổi. Thông thường bệnh này chỉ xuất hiện một lần trong đời, không quá nguy hiểm.

Bệnh giời leo nguy hiểm khi:

Theo BS Minh, nếu người bị bệnh không bị nhiễm trùng hoặc miễn dịch bình thường thì sẽ lành và để lại vết sẹo mất sắc tố. Đối với người có những yếu tố thuận lợi cho siêu vi gây bệnh giời leo phát triển thì chậm lành hơn và tổn thương lan rộng, xuất huyết, hoại tử hoặc dễ bị các biến chứng hơn. Biến chứng thường gặp là dễ bị nhiễm thêm vi trùng do mụn nước bị vỡ. Nếu bị bệnh giời leo ở mắt sẽ dễ bị sẹo giác mạc, thiên đầu thống hoặc bọng mủ.

BS Lê Hùng lại cho rằng bệnh giời leo rất nguy hiểm khi xuất hiện ở tai, sau đó lan ra vùng mặt (siêu vi có thể tấn công dây thần kinh số VII gây liệt mặt nặng nề, khó hồi phục), lan lên trán, đôi khi lan vào mắt (siêu vi tấn công vào nhánh mắt của dây thần kinh sọ não số V làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn).

Cách chữa bệnh giời leo nhanh nhất

Với những biểu hiện và biến chứng nêu trên, đây là căn bệnh khiến bệnh nhân rất khó chịu, giảm khả năng lao động hàng ngày và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế cần có loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp:

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể:

– Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.

Dùng thuốc chống đau, chống viêm:

– Đây là triệu chứng phải giải quyết đầu tiên, bệnh nhân nên được dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm không sterroide để tránh khỏi cảm giác khó chịu.

– Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.

– Bôi các dung dịch sát khuẩn và góp phần làm khô vết thương như milian, eosin. Sử dụng thuốc kháng virus: Nhằm rút ngắn thời gian biểu hiện của bệnh, chống đau hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng sau khi tổn thương đã lành. Các thuốc chống virus nhóm acyclovir được xem là hiệu quả nhất gồm: Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir:

– Trường hợp tổn thương nhẹ, bạn có thể đến tiệm thuốc để mua một trong các loại thuốc trên và sử dụng theo chỉ dẫn, tổn thương sẽ khô nước dần và lành hẳn trong 5ngày sau khi dùng thuốc.

– Đối với những bệnh nhân bị nặng thì nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng sau bệnh có thể xảy ra.

Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh (dân gian gọi là bệnh giời leo) là loại bệnh lý gặp phải ở không ít người. Bệnh không gây chết người nhưng nếu điều trị sai cách có thể khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn. Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không? Triệu chứng đầu tiên là cảm giác đau, ngứa, căng, bỏng, nhức ở một phía của cơ thể. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày, 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất, vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.

Trước khi thấy những mẩn đỏ, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến một tuần. Bệnh zona khởi đầu là những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, và tiếp tục hình thành mới từ 3-5 ngày. Mụn nước thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống. Cuối cùng, các mụn vỡ ra và bắt đầu chảy nước, sau đó bề mặt khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến lúc khỏi, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đau dù không nhìn thấy mụn nước.

Bệnh Zona diễn biến kéo dài khoảng 2-3 tuần tùy theo sức đề kháng của người bệnh. Nếu càng trẻ diễn biến bệnh càng nhanh, nhẹ và tự khỏi. Nếu càng nhiều tuổi bệnh càng kéo dài và đau nhức nhiều.

Đa số người bệnh cao tuổi (từ 45-50 tuổi trở lên), sau khi các triệu chứng của Zona chấm dứt, thường cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, hình thành chứng “đau sau Zona”, thường rất khó can thiệp bằng thuốc giảm đau thông thường. Trong những trường hợp này phải áp dụng điều trị hoặc phong bế bằng thuốc tê quanh các sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.

Thông thường, không tái phát, chỉ bị một lần duy nhất. Theo nghiên cứu y học, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị Zona. Do đó, trong những trường hợp này, bệnh nhân nên có từng đợt khám tổng quát để phát hiện những bất thường nếu có.

tu khoa

benh zona than kinh co chua khoi duoc khong

benh gioi leo co nguy hiem khong

cach chua benh gioi leo nhanh nhat

Có thế bạn quan tâm :

Bà Bầu Bị Giời Leo Có Nguy Hiểm Không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi bà bầu bị giời leo có nguy hiểm không? Em đang mang bầu tháng 4 thai kì, mấy tuần nay em có thấy trên da có những vệt màu đỏ sưng lên. Sau đó các mụn nước dần to ra kèm theo dấu hiệu ngứa và đau rát rất khó chịu. Cơ thể sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ C, người mệt mỏi, khó chịu. Em không biết mình đang bị bệnh gì, lên mạng tìm kiếm thì thấy đó là dấu hiệu của bệnh giời leo. Không biết những triệu chứng này có nguy hiểm đến bà bầu hay không? Em sợ bị ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vậy nên bác sĩ có thể tư vấn giúp em câu hỏi bà bầu bị giời leo có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhanh khỏi bệnh! Rất cám ơn bác sĩ! Trả lời:

Bà bầu bị giời leo có nguy hiểm không?

Chào em! Bệnh giời leo hay còn gọi là bệnh zona thần kinh. Đây thực chất là do vi rút herpes zoster gây ra và nó thường xuất hiện dưới hình dạng giống như một nốt phát ban hay vết bỏng rộp trên cánh tay, cẳng chân hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.

Chính vì vậy, khi bị giời leo mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ tư vấn chữa bệnh. Tránh để lâu có thể lây nhiễm tới thai nhi trong bụng mẹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người mẹ.

Trước tiên chúng ta cần nắm được các triệu chứng của bệnh giời leo

– Cảm giác rát như bị trầy xước, hay bỏng, ngứa râm ran ở vùng da nhiễm bệnh.

– Sau khoảng vài ngày cơ thể người bệnh sẽ bị sốt nhẹ từ 37,5-38 độ C. Kèm theo hiện tượng đau toàn thân, da xuất hiện vết đỏ theo mảng, có mụn nước kèm theo. Nhanh chóng lan thành những mảng lớn trên cơ thể.

– Vùng da nhiễm bệnh có thể là bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bệnh xảy ra với mọi lứa tuổi. Sau 2-3 tuần khi mảng giời leo khô lại và có thể để lại sẹo nếu không có thuốc hỗ trợ kịp thời.

Bà bầu cần làm gì khi phát hiện mình bị bệnh giời leo?

Khi phát hiện mình bị giời leo, với trường hợp bệnh nhẹ, bà bầu có thể tự chữa bằng phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc bôi ngoài da. Còn nếu bệnh nặng phải dùng thuốc thì mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị bệnh giời leo và cách chữa trị an toàn

Để không nguy hiểm đến thai nhi trong bụng mẹ. Các mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên để mang lại an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

– Sử dụng gạo nếp nhai nát, đắp lên vết thương hoặc cũng có thể thay thế bằng đậu xanh. Với cách làm này bệnh giời len sẽ khỏi sau vài ngày, vừa đơn giản lại vừa an toàn. Tuy nhiên chỉ đảm bảo khỏi bệnh khi bệnh của bạn còn ở mức độ nhẹ.

– Lấy nhựa sung bôi vào vết thương, nhựa sung có tác dụng làm dịu vết thương, các mụn nước sẽ khô và thuyên giảm sau vài ngày.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng một số loại thuốc tây y có độc tính nhẹ để điều trị bệnh.

– Sử dụng thuốc kháng virut với mục đích là tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên với bà bầu thì việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được bác sĩ chỉ định, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

– Sử dụng kem bôi cũng là cách chữa khá an toàn cho bà bầu bị bệnh giời leo. Kem bôi sẽ làm mát dịu mảng da bị bệnh, chống viêm nhiễm da, hạn chế tình trạng vết thương bị lan rộng.

Bệnh Giời Leo Có Nguy Hiểm Không, Gây Biến Chứng Gì?

Bệnh giời leo hay zona thần kinh do nhóm virus Herpes gây ra. Khi mắc bệnh, trên da thường xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, càng ngày chúng càng lan rộng. Thêm vào đó, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng khác như: Nóng rát trên da, sốt, cơ thể mệt mỏi hoặc bị giảm thính lực, ù tai… Giời leo có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là vùng liên sườn gần tai và đùi trong.

1. Gây tổn thương mắt

Trong số các bệnh nhân bị bệnh giời leo, có khoảng 10 – 25% người bệnh bị tổn thương các dây thần kinh trên khuôn mặt. Trong đó, dây thần kinh mắt là một trong những dây thần kinh dễ bị tác động. Lúc này, mắt và giác mạc có thể bị tổn thương do virus mà thường là gây nên tình trạng viêm.

Viêm nặng có thể xảy ra ở bên trong hoặc cũng có thể là bên ngoài, xung quanh mắt. Vì vậy, nếu gặp phải những vấn đề về mắt cần phải thăm khám và được chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu chậm trễ, viêm ở mắt có khả năng làm mắt đau nặng hoặc gây mù vĩnh viễn.

Thông tin thêm: Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

2. Hội chứng Ramsay Hunt

Hội chứng Ramsay Hunt là một thuật ngữ dùng để chỉ những người có biểu hiện liệt dây thần kinh mặt ngoại biên. Tình trạng này thường kèm theo các biểu hiện như nổi ban đỏ, mụn nước ở vùng miệng hoặc tai. Nó xảy ra khi các virus gây bệnh hoạt động trở lại và tác động lên những dây thần kinh mặt, chịu trách nhiệm về thính giác. Hệ quả là biến chứng bệnh giời leo này có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất hoàn toàn thính giác, gây đau và tê liệt vùng mặt. Bệnh nhân cũng có thể bị đau tai trầm trọng.

Tuy nguy hiểm, nhưng hội chứng Ramsay Hunt thường chỉ diễn ra tạm thời, theo thời gian nó sẽ giảm dần. Nhưng bệnh nhân cũng không nên vì thế mà chủ quan mà cần phải điều trị sớm. Đặc biệt là khi bệnh xuất hiện vùng cổ hoặc quanh mặt.

3. Đau dây thần kinh

Đây được xem là một trong những biến chứng bệnh giời leo phổ biến nhất. Sau khi các triệu chứng bệnh được chữa trị, có khoảng 5 – 20% người bị mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng này.

Khi bị giời leo, các virus sẽ tấn công đến các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng viêm. Dây thần kinh bị viêm sẽ khiến cho các quá trình truyền dẫn các xung thần kinh bị bất thường, làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Cơn đau vẫn có thể xuất hiện tiếp khi tình trạng viêm không còn. Ngay cả khi những mụn nước đã được chữa lành, những cơn đau cục bộ này có thể xảy ra liên tục. Kèm theo đó là những cảm giác tê, ngứa ran kéo dài từ tháng này qua tháng khác. Tuy bệnh nhân cũng gặp thêm các triệu chứng khác, nhưng chúng thường xuất hiện và biến mất liên tục.

Với những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn và có thể gây tổn thương thính lực. Vì vậy, cách tốt nhất để không gặp phải tình trạng này là tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Hoặc người bệnh cũng nên điều trị sớm khi mắc bệnh giời leo để ngăn ngừa biến chứng.

4. Biến chứng bệnh giời leo tại các cơ quan khác trên cơ thể

Ngoài các biến chứng trên, bệnh giời leo còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Cụ thể:

Bệnh giời leo có thể gây viêm phổi.

Tăng nguy cơ gây viêm gan

Giời leo có thể gây viêm não, viêm màng não

Chưa hết, nếu chị em đang trong thời gian mang thai mà bị giời leo có thể gây ảnh hưởng đến cả thai nhi. Vì thế, nếu thấy cơ thể có những biến chứng bất thường, nên đi khám để được điều trị.

Một số biện pháp phòng bệnh giời leo

Mặc dù gây nhiều biến chứng, nhưng bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào loại biến chứng mà bệnh nhân gặp phải. Đa số trường hợp mắc bệnh sẽ khỏi trong khoảng vài tuần. Nhưng nếu sau khi chữa khỏi mà gặp các triệu chứng khác, chúng có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng mới khỏi hẳn. Đôi khi những cơn đau có thể kéo dài cả năm hoặc lâu hơn.

Chính vì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy phòng bệnh giời leo bằng cách nào?

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, nên đi khám để được điều trị.

Không tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị. Vì điều này có thể không đem lại tác dụng mà còn có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng khác.

Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những vùng da nhạy cảm hoặc bị phát ban.

Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế tình trạng cọ xát trên da.

Tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu, nhất là với trẻ nhỏ hoặc những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Đây được xem là biện pháp tối ưu để tránh mắc bệnh giời leo.

Không tiếp xúc trực tiếp, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị thủy đậu.

Nếu phải chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu, cần phải đeo găng tay.

Thường xuyên rửa tay để loại bỏ vi khuẩn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bị Giời Leo Ở Mắt Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bệnh giời leo xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên so với các vị trí khác, giời leo ở mắt có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn bởi bệnh có thể khiến thị lực bị tổn thương vĩnh viễn. Vì thế ngay khi các biểu hiện đầu tiên bùng phát, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa và tiến hành chữa trị. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Bệnh giời leo ở mắt là gì?

Bệnh giời leo là một tên gọi khác của bệnh zona thần kinh. Bệnh thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng da cấp tính xảy ra sự tác động của Varicella zoster – virus gây bệnh thủy đậu.

Khi bệnh thủy đậu bùng phát và được điều trị, virus Varicella zoster có xu hướng khu trú tại các dây thần kinh nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi và yếu tố môi trường kích thích, virus gây bệnh thủy đậu sẽ tái hoạt và gây nhiễm trùng da.

Giời leo là một dạng nhiễm trùng da không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể bùng phát và thuyên giảm sau 7 – 10 ngày áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu những biểu hiện của bệnh giời leo xảy ra ở mắt, virus có thể khiến dây thần kinh và giác mạc bị tổn thương. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Nguyên nhân bị giời leo ở mắt

Virus varicella zoster tái hoạt trở lại được xác định là nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh giời leo nói chung và bệnh giời leo ở mắt nói riêng xuất hiện.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, bệnh còn hình thành và phát triển do một số yếu tố nguy cơ sau:

Cơ thể mệt mỏi

Hệ miễn dịch suy giảm

Người mắc bệnh về máu

Viêm màng não hoặc viêm não

Stress, căng thẳng kéo dài

Bệnh nhân bị ung thư thực hiện hóa trị, xạ trị.

Dấu hiệu nhận biết giời leo ở mắt

Bệnh giời leo ở mắt gây ra những triệu chứng nghiêm trọng sau:

Khu vực da xung quanh mắt có biểu hiện đỏ, hồng và ấm hơn so với những vùng da xung quanh

Ngay tại những mảng da có màu đỏ bắt đầu hình thành các mụn nước bên trong có chứa dịch lỏng kèm theo cảm giác đau rát và ngứa

Sau khoảng 1 – 2 ngày, những nốt mụn nước có chứa dịch lỏng chuyển dần sang màu trắng đục

Mụn nước vỡ ra, lở loét và liền sẹo.

Trong trường hợp những tổn thương da do bệnh giời leo gây ra quá gần với mắt, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm hơn. Cụ thể:

Mờ mắt

Đau nhức mắt

Rối loạn điều tiết mắt

Có cảm giác cộm khi chớp mắt

Bỏng rát mắt

Nhạy cảm với ánh sáng

Ngứa mắt

Chảy nước mắt.

Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không?

Virus varicella zoster gây bệnh giời leo ở mắt có thể hoạt động mạnh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời áp dụng các phương pháp kiểm soát. Ngoài ra, không giống như các vị trí khác trên cơ thể, mắt là khu vực nhạy cảm. Bệnh giời leo khi xảy ra ở mắt sẽ khiến vị trí này dễ bị tổn thương và chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động của virus.

Virus varicella zoster có thể phát triển, di chuyển từ bên ngoài da vào mắt và tác động lên những bộ phận bên trong mắt, cụ thể như kết mạc, giác mạc, dây thần kinh thị giác… Đồng thời làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, viêm loét giác mạc, hoại tử giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, trường hợp nặng có thể gây mù lòa.

Trong trường hợp virus varicella zoster hoạt động mạnh, xâm nhập và tác động vào những dây thần kinh của vùng mặt, một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Bao gồm: Tê liệt mặt, đau tai, mất vị giác, tai biến mạch máu não, điếc, viêm màng não…

Phương pháp điều trị bệnh giời leo ở mắt

Để phòng ngừa các triệu chứng nguy hiểm nguy hiểm xuất hiện, bạn cần tiến hành kiểm soát bệnh giời leo ở mắt ngay khi các triệu chứng bùng phát.

Sử dụng thuốc là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh giời leo. Trong trường hợp những tổn thương xuất hiện trên da có phạm vi nhỏ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc bôi chữa bệnh giời leo.

Tuy nhiên nếu nhận thấy nguy cơ giời leo bùng phát, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc bôi cùng với thuốc đường uống.

Dung dịch sát trùng: Dung dịch sát trùng (Xanh methylene, Tím methyl, Hồi nước…) thường được dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương với mục đích sát trùng, hạn chế tình trạng lây lan và ngăn chặn bội nhiễm.

Thuốc kháng virus tại chỗ: Thuốc kháng virus tại chỗ (Acyclovir cream) có tác dụng ức chế sự phân đôi tế bào của virus varicella zoster. Từ đó giúp ức chế hoạt động và kìm hãm quá trình bùng phát của loại virus này. Tuy nhiên trước khi bôi thuốc vào vùng da mắt hoặc những vùng da nhạy cảm khác, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thuốc kháng virus tại chỗ không được khuyến cáo sử dụng cho sản phụ và trẻ em dưới 12 tuổi.

Thuốc kháng virus đường uống: Thuốc kháng virus đường uống được chỉ định trong trường hợp tổn thương da do bệnh giời leo gây ra có phạm vi lớn hoặc bệnh nhân không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị tại chỗ. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng virus đường uống liên tục từ 7 – 10 ngày.

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Virus varicella zoster không chỉ gây ra những biểu hiện trên da mà còn khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, đau nhức, sốt, chán ăn, suy nhược… Trong trường hợp này người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau (Acetaminophen, NSAIDs) để cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên những người bị loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân bị suy gan nặng… không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.

Trong trường hợp tổn thương và triệu chứng của bệnh giời leo xuất hiện quá gần mắt, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn không sử dụng thuốc bôi. Bởi việc sử dụng các loại thuốc bôi trên vùng da quá nhạy cảm có thể khiến triệu chứng quá mẫn, kích ứng… phát sinh.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh giời leo ở mắt

Những tổn thương ngoài da hình thành do bệnh giời leo ở mắt có nguy cơ bội nhiễm, thậm chí có thể gây hoại tử giác mạc nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc vùng da này.

Biện pháp chăm sóc da trong quá trình điều trị bệnh giời leo

Tuyệt đối không chà xát, gãi hoặc dụi lên vùng da bị tổn thương. Bởi hoạt động này có thể làm tăng tiết dịch trên da. Đồng thời gây lở loét nghiêm trọng. Ngoài ra, việc bạn dùng tay dụi mắt còn gián tiếp đưa virus gây bệnh giời leo vào bên trong giác mạc và khiến thị lực bị ảnh hưởng.

Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng da mắt đều đặn mỗi ngày. Để thực hiện bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ bông gòn thấm vào nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng thoa lên những vùng da có dấu hiệu bị tổn thương.

Sau khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh, bạn nên vệ sinh tay cùng với xà phòng diệt khuẩn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế lây nhiễm virus cho người xung quanh.

Biện pháp dự phòng bệnh giời leo ở mắt tái phát

Thiết lập chế độ luyện tập và ăn uống khoa học để tăng cường sức chống chịu và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Kiểm soát căng thẳng, áp lực từ công việc hay cuộc sống. Để tránh tình trạng stress, căng thẳng, bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, chia sẻ với người thân hoặc bạn bè những suy nghĩ tiêu cực và giảm áp lực công việc.

Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang mắc bệnh zona thần kinh, bệnh thủy đậu.

Chủ động đến bệnh viện và tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm virus varicella zoster là biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo an toàn và hiệu quả.

So với các vùng da khác trên cơ thể, bệnh giời leo ở mắt có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Do đó ngay khi những triệu chứng mới phát sinh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện và chữa trị cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đối với những trường hợp giời leo gây tổn thương thị lực hoặc khiến mắt bị đau, bạn cần gặp bác sĩ để được theo dõi và áp dụng biện pháp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Giời Leo Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!