Bạn đang xem bài viết Bệnh Ghẻ Xốn Là Gì? Cách Điều Trị Ghẻ Xốn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ghẻ xốn là một loại bệnh ngoài da dễ bị với bất kì độ tuổi nào và có khả năng lây thành dịch khó kiểm soát. Vậy ghẻ xốn là gì và điều trị ghẻ xốn bằng cách nào?
Thế nào là ghẻ xốn Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốnBệnh ghẻ xốn do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên vì ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì sau khi giao hợp chúng sẽ chết ngay. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Ở trong da, cái ghẻ liên tục đẻ trứng trong vòng 4 – 6 tuần liền và mỗi ngày đẻ khoảng 2 – 3 trứng.
Căn bệnh này có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ, nằm chung giường hoặc mặc chung quần áo… Không những thế, ghẻ xốn cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Triệu chứng ghẻ xốnBệnh ghẻ xốn có thể nhận biết qua những triệu chứng điển hình như:
– Xuất hiện một số mụn nước nhỏ ở những vị trí đặc biệt như cổ tay, kẽ tay, bụng và mặt trong đùi. Trẻ nhỏ có thể bị ở lòng bàn tay bàn chân, mặt, sau mông.
– Ngứa dữ dội về đêm vì đây là thời điểm con ghẻ di chuyển trên da.
Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp triệu chứng khác như chốc lở, mụn mủ, mụn nhọt…
Cách trị ghẻ xốn 1. Trị ghẻ xốn bằng dân gianTrị ghẻ xốn bằng lá đào
Lá đào có tính khử khuẩn và diệt ký sinh trùng rất tốt nên trong đông y lá đào còn được dùng làm vị thuốc chuyên dùng điều trị các bệnh ngoài da, mẩn ngứa hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần hái lá đào rồi đem rửa sạch và đun lấy nước tắm hàng ngày. Lúc tắm có thể dùng thêm vỏ đào tươi để xát lên vùng da có mụn nước hoặc ngâm mình trong nước lá đào khoảng 30 phút để chất trong lá đào tiêu diệt tận gốc ghẻ cái trong biểu bì da. Thực hiện việc này mỗi ngày 1 lần và làm liên tục khoảng 20 ngày sẽ thấy bệnh ghẻ biến mất.
Trị ghẻ xốn bằng lá mướp
Trong lá mướp chứa thành phần có khả năng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn cũng như ký sinh trùng cao. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá mướp đem rửa sạch và giã nhuyễn sau đó cho khoảng 1 thìa muối vào giã cùng. Tiếp đó dùng bã lá mướp chà sát lên vùng da bị ghẻ sau đó để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách này liên tục mỗi ngày 2 lần sẽ giúp việc diệt kí sinh trùng ghẻ thành công.
Trị ghẻ xốn bằng lá bạch đàn
Đây là một nguyên liệu dân gian khá hiệu quả với bệnh ghẻ xốn. Trong lá bạch đàn có chứa tinh dầu diệt khuẩn có tác dụng tiêu diệt trực tiếp ghẻ cái khiến chúng không thể sinh sôi và phát triển. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần hàng ngày lấy lá bạch đàn rửa sạch, vò nát và nấu nước tắm. Sử dụng nước này ngâm vùng da bị ghẻ và lấy bã lá bạch đàn chà xát vào vùng da bị ghẻ khoảng 30 phút để con ghẻ bị tiêu diệt. Người bệnh cần thực hiện khoảng 2 tuần để loại bỏ ký sinh trùng và trứng nở thành con gây ra bệnh.
2. Thuốc trị ghẻ xốnĐiều trị ghẻ xốn bằng tây y có thể dùng các loại thuốc:
D.E.P. (dietyl phtalat)
Đây là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng cũng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh chóng và rẻ tiền, độc tính ít. Mỗi ngày người bệnh nên bôi 2 – 3 lần, không bôi vào bộ phận sinh dục và không nên dùng cho trẻ nhũ nhi.
Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate)
Mỗi ngày bôi, xịt 2 lần cách nhau 15 phút và 24 giờ sau phải tắm gội, giặt quần áo.
Eurax (crotamintan) 10%
Đây là một loại thuốc bôi có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ nên 6 – 10 giờ bôi 1 lần và có thể bôi vào bộ phận sinh dục cũng có thể dùng cho trẻ nhũ nhi.
Permethrin cream 5% (Elimite)
Loại thuốc trị ghẻ này ít độc tính nhất nên có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Điều trị ghẻ xốn phải thực hiện cùng lúc với những người sống cùng nhà và có cùng triệu chứng ngứa. Thêm vào đó cần tẩy uế quần áo, chăn màn, ga gối… và phơi ra nắng cho khô, trước khi dùng cần là ủi để tiêu diệt vi khuẩn. Quần áo giặt xong nên để 1 tuần sau mới mặc lại. Đối với chăn màn, gối, ga trải giường… cần ủ kín trong túi nhựa ít nhất 48 tiếng với thuốc diệt cái ghẻ sau đó giặt ở nhiệt độ trên 60 độ để diệt trừ cái ghẻ hoàn toàn.
Ghẻ xốn là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên cần điều trị ghẻ xốn hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến người thân và cộng đồng. Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ hotline 0962.299.497 hoặc chat trực tuyến cùng chuyên gia của phòng khám Đông Phương để được giải đáp và tư vấn hữu ích.
Bệnh Ghẻ Xốn Và Cách Trị Ghẻ Xốn Hiệu Quả
Ghẻ xốn là một trong những bệnh ngoài da do kí sinh trùng gây ra, kí sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei hoặc dễ hiểu hơn là cái ghẻ. Chúng có kích thước khoảng 1/4 mm, hoạt động chủ yếu về ban đêm, mắt thường chúng ta rất khó phát hiện ra. Cái ghẻ sau khi xâm nhập được vào da chúng ta sẽ tiếp tục đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ trứng trong khoảng 4-6 tuần liên tục và mỗi ngày đẻ khoảng 2-3 trứng.
+ Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở những vị trí như kẻ tay chân, bụng, mặt, đùi. Đối với trẻ nhỏ hay gặp ở lòng bàn tay chân, mặt và phía sau mông.
+ Bệnh ghẻ xốn thường gây ngứa da dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
+ Ngoài ra, sau một vài ngày bệnh ghẻ có thể bị chốc lở, mọc mụn mủ, mụn nhọt.
2/ Cách điều trị ghẻ xốna. Thuốc Lindane
Khi bị ghẻ xốn bạn có thể tìm mua thuốc Lindane, loại thuốc này là thuốc xịt, sau khi tắm rửa vệ sinh sạch sẽ vùng ghẻ xốn bạn có thể xịt thuốc trực tiếp vào da từ cổ đến chân. Sau khi xịt khoảng 12h tắm lại bằng nước sạch, thay quần áo. Loại thuốc này chỉ nên xịt 1 tuần 2 lần. Thuốc Lindane có tác dụng chữa ghẻ xốn nhanh và hiệu quả nhưng do có độc tính cao nên tuyệt đối cấm sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
c. Thuốc D.E.P (dietyl phtalat)
Thuốc DEP chính là thuốc chống muỗi và vắt đốt, ngoài ra nó còn có tác dụng trị bệnh ghẻ xốn rất hiệu quả, ít độc tính. Rất đơn giản, sau khi tắm rửa sạch sẽ bạn chỉ cần dùng thuốc DEP thoa trực tiếp lên vùng bị ghẻ xốn ngày khoảng 2-3 lần, điều trị trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thuyên giảm, thuốc này tuyệt đối không được bôi vào cơ quan sinh dục, rất nguy hiểm.
Thuốc Spregal là loại thuốc có thể phun lên toàn thân, ngoại trừ vùng mặt, Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lau khô người bạn chỉ cần thuốc phun lên toàn thân, mỗi ngày phun thuốc một lần, sau khoảng 12 giờ tắm lại bằng nước sạch. Đây là loại hầu như không có độc tính mạnh nên có thể dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
→ Lưu ý: Bác sĩ khuyên rằng: Khi bị ghẻ xốn hay bất bất kì loại ghẻ nào ngoài việc bạn tự ý mua thuốc tây về bôi hay sử dụng các phương pháp đông y nó cũng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, không thể nào điều trị tận gốc bệnh. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng về ghẻ bạn nên đến các trung tâm y tế lớn để khám và được các y bác sỹ hướng dẫn điều trị tốt hơn.
⇒ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Ghẻ Xốn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là những nốt mẩn đỏ có hình dạng như nốt muỗi chích kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này thường có xu hướng lan rộng khi người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bệnh. Ghẻ xốn xảy ra do sự xâm nhập của ký sinh trùng. Do đó bệnh có khả năng lây nhiễm cao và dễ tái diễn nhiều lần.
Ghẻ xốn là gì?Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da. Bệnh xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của cái ghẻ ( ký sinh trùng ghẻ, tên tiếng Anh Sarcoptes scabiei). Kích thước của cái ghẻ rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4mm. Chính vì thế người bệnh không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà phải thực hiện một số xét nghiệm hay quan sát trên kính hiển vi. Do các hoạt động của cái ghẻ thường diễn ra vào ban đêm nên cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng sẽ tăng lên trong giờ đi ngủ.
Bệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân khó chịu, ngứa ngáy liên tục, làm giảm chất lượng đời sống và dễ lây lan sang vùng da lành. Bên cạnh đó cái ghẻ thường hoạt động mạnh và sinh sản rất nhanh. Vì thế quá trình điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và dễ tái đi tái lại nhiều lần khi trứng ghẻ không được tiêu diệt hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốnKý sinh trùng ghẻ chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn. Bệnh xuất hiện khi loại ký sinh trùng này bám lên da, sinh sôi và gây tổn thương trên diện rộng.
Tiếp xúc với nguồn lây: Nếu một trong những thành viên trong gia đình hoặc trong môi trường làm việc hay sinh hoạt có người bị ghẻ, thì nguy cơ bị lây nhiễm của bạn sẽ được nâng cao. Hiện tượng lây nhiễm sẽ xảy ra khi người lành có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, da kề da hoặc tiếp xúc với vết thương. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc gián tiếp. Cụ thể như ngủ chung giường, sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, khăn mặc, quần áo, mền, gối).
Điều kiện vệ sinh kém: Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác lây lan, phát triển mạnh và gây bệnh. Ngoài ra nếu không chú ý trong vấn đề vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống và làm việc, cái ghẻ sẽ bám lên da và nhanh chóng sinh sôi gây bệnh toàn thân.
Quan hệ tình dục không an toàn: Mặc dù không phổ biến nhưng việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là yếu tố đẩy nhanh sự hình thành và tiến triển của bệnh ghẻ xốn. Thông qua tiếp xúc gần người lành có thể bị nhiễm ký sinh trùng từ người bệnh.
Triệu chứng của bệnh ghẻ xốnNhững triệu chứng cơ bản của bệnh ghẻ xốn tương tự như các bệnh viêm da thông thường. Vì thế bệnh nhân thường khó xác định chính xác bệnh lý, dễ nhầm lẫn với những tổn thương ngoài da khác và áp dụng sai phương pháp điều trị.
Để nhận biết bệnh ghẻ xốn bạn cần chú ý quan sát kỹ và dựa vào những triệu chứng sau:
Cơn ngứa phát sinh một cách đột ngột và nghiêm trọng khiến người bệnh không thể kiểm soát hoạt động gãi ngứa. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơn ngứa thường chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định, sau đó tạo thành một vệt đỏ nổi bật trên làn da.
Nổi nhiều mụn nước ngay tại vùng da bị ngứa, vị trí thường gặp nhất là chân, tay, đùi và bụng. Đối với trẻ em, cái ghẻ và những triệu chứng của bệnh thường tập trung ở vùng da sau mông và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những mụn nước thường xuất hiện với kích thước nhỏ.
Vào ban đêm cơn ngứa sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa cũng gia tăng khi thời tiết nóng bức, cơ thể ẩm ướt do đổ nhiều mồ hôi.
Sau khi bệnh tiến triển và chuyển sang giai đoạn hai, những khu vực có da bệnh sẽ xuất hiện những nốt chốc, lở loét và kèm theo tình trạng chảy máu nhẹ. Ngoài ra những nốt mụn mủ hoặc mụn nhọt cũng có thể xuất hiện ở trung tâm.
Khi thường xuyên dùng tay cào và gãi nhiều, vùng da bị ghẻ sẽ có dấu hiệu chai cứng, nổi cộm, đồng thời thay đổi màu sắc da, da trở nên sẫm màu hơn.
Khi bệnh ghẻ xốn tiến triển đến giai đoạn cuối, việc thường xuyên dùng tay cào và gãi mạnh sẽ khiến da ngứa ngáy nghiêm trọng, để lại những tổn thương sâu, da tiết dịch có màu vàng và hình thành sẹo sau khi lành. Ngoài ra triệu chứng cũng có thể nhanh chóng lây lan trên vùng da lành.
Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ xốnBệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm do bệnh chỉ tạo ra những tổn thương ngoài da. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị không sớm diễn ra hoặc bệnh nhân điều trị sai cách, bệnh ghẻ xốn cùng các triệu chứng sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, gây tổn thương và hình thành sẹo vĩnh viễn.
Bên cạnh đó nếu bệnh nhân thường xuyên cào hoặc gãi ngứa, vùng da bị ghẻ sẽ trở nên khô ráp và nứt nẻ. Đồng thời tổn thương, lở loét và dễ bị nhiễm khuẩn. Khi đó mụn mủ sẽ xuất hiện, bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng chàm eczema và viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Biện pháp chẩn đoán bệnh ghẻ xốnBệnh ghẻ xốn được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết và xét nghiệm máu để tìm kiếm nguyên nhân và xác định chính xác bệnh lý.
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốnSau khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ xốn, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với một số nguyên tắc và phương pháp sau:
1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ xốnTrước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả chữa trị:
Theo dõi và quan sát những biểu hiện khi vùng da bệnh, sớm đến bệnh viện và thực hiện thăm khám, áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên điều trị bệnh ghẻ từ giai đoạn đầu để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.
Nên tiến hành thăm khám và điều trị dự phòng cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là khi có biểu hiện ngứa ngáy.
Nếu biểu hiện ngứa ngáy xuất hiện vào ban đêm và có mức độ nghiêm trọng cao, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để phòng ngừa cơn ngứa lây lan và gây mất ngủ.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn đúng với chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Thông thường bệnh ghẻ sẽ được điều trị bằng thuốc bôi. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp thuốc uống.
Sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị toàn thân. Cụ thể như thuốc kháng sinh, vitamin C và vitamin B dạng viên uống… Lưu ý chỉ nên sử dụng kết hợp các loại thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
Trong suốt thời gian điều trị bệnh ghẻ, người bệnh cần hạn chế sử dụng tay cào cấu lên vùng da bệnh, đặc biệt không móc các nốt ghẻ để phòng ngừa nốt ghẻ vỡ. Dịch chảy ra từ nốt ghẻ có thể khiến vết loét lan rộng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2. Dùng thuốc Tây điều trị bệnh ghẻ xốnTùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng và diện tích vùng da bệnh, người bị ghẻ xốn sẽ được chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị được ưu tiên.
Thông thường đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị với thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc. Đối với những trường hợp nặng hơn, triệu chứng lan rộng ra toàn thân, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị toàn thân với thuốc uống.
Thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn cho người lớn
Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal) được vào chế dưới dạng thuốc xịt. Thuốc này có tác dụng điều trị tại chỗ cho những trường hợp bị ghẻ và có cơn ngứa lan rộng.
Sau khi đã vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô, người bệnh sử dụng loại thuốc này để xịt vào những khu vực có da bệnh. Nên đặt chai xịt cách bề mặt da khoảng 20cm.
Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
Lưu ý: Không xịt thuốc vào niêm mạc, mắt và vết thương hở bởi thuốc có thể làm ảnh hưởng xấu đến những vị trí này.
Thuốc Lindane là thuốc trị ghẻ xốn được bào chế dưới dạng xịt. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ và thấm khô nước trên da.
Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Lưu ý: Không sử dụng Lindane cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do nhóm thuốc này có độc tính.
Thuốc DEP được bào chế dưới dạng kem bôi và được sử dụng phổ biến cho những trường hợp bị ghẻ, trong đó có ghẻ nước, ghẻ xốn, ghẻ phỏng. Do chứa thành phần kháng khuẩn mạnh nên loại thuốc này có khả năng khắc phục nhanh triệu chứng, làm lành tổn thương và tiêu diệt cái ghẻ.
Khi sử dụng thuốc DEP để điều trị bệnh ghẻ xốn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc với lượng vừa đủ, không bôi thuốc lên những vùng da nhạy cảm. Ngoài ra người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng thuốc: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài khoảng 7 ngày.
Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc Benzoat de benzyl được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm ngứa và tiêu diệt nhanh cái ghẻ cùng các loại ký sinh trùng khác.
Tương tự như những loại thuốc bôi ngoài da khác, thuốc Benzoat de benzyl được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bệnh sau khi tắm rửa sạch sẽ và lau khô da.
Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Thuốc Ivermectine được bào chế dưới dạng viên uống. Thuốc được sử dụng để điều trị toàn thân đối với những trường hợp nặng, bệnh ghẻ xốn lan rông toàn thân gây tổn thương da và ngứa ngáy nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc Ivermectine sẽ giúp người bệnh tiêu diệt cái ghẻ, làm lành tổn thương trên diện rộng, ức chế cơn ngứa và những triệu chứng khó chịu khác.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị với thuốc Ivermectine, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế loại thuốc này chỉ được chỉ định khi cần thiết. Bên cạnh đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị bệnh ghẻ xốn cho trẻ em
Thuốc Spregal (esdepallethrin) là thuốc xịt thường được chỉ định cho những trẻ em mắc bệnh ghẻ xốn. Thuốc này có tác dụng làm dịu cơn ngứa và giúp tổn thương mau lành. Trước khi dùng thuốc, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và lau khô da. Mặc quần áo cho trẻ sau khi dùng thuốc.
Liều dùng thuốc: Xịt thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo độ tuổi mắc bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thuốc: Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần. Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
Thuốc Eurax (crotamintan) 10% mang đến hiệu quả cao trong việc tiêu diệt cái ghẻ, giảm ngứa và điều trị ghẻ xốn ở trẻ em.
Liều dùng thuốc: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày. Mỗi lần cách nhau từ 6 đến 10 giờ.
Thuốc Cephalexine là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột pha uống. Loại thuốc này phù hợp cho những trẻ nhỏ mắc bệnh ghẻ kèm theo biểu hiện bội nhiễm. Tuy nhiên thuốc Cephalexine chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thuốc: Uống 50mg/ kg trọng lượng/ lần x 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Thuốc phenergan 0,1% là kháng sinh dạng thuốc. Thuốc được chỉ định cho những trẻ trên 2 tuổi có biểu hiện ngứa nhiều.
Liều dùng thuốc: Uống 0,5mg/ kg trọng lượng/ lần/ ngày.
Lưu ý chung:
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
Nên dùng thuốc đúng với yêu cầu của bác sĩ, không sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là trẻ em.
3. Điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gianNgười bệnh có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để làm thuốc đắp hoặc dung dịch rửa vết thương để cải thiện bệnh ghẻ xốn và các triệu chứng. Phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gian tương đối lành tính và an toàn, có thể dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc muốn kiểm soát triệu chứng.
Cách sử dụng chuối xanh điều trị bệnh ghẻ xốn Tác dụng:
Chất nhựa trong chuối có tính chống viêm mạnh, sát khuẩn và cải thiện các triệu chứng ngoài da
Làm giảm sưng tấy, loại bỏ ký sinh trùng
Tiêu diệt cái ghẻ, tổn thương co lại, nhanh hồi phục và không để lại sẹo
Điều trị ghẻ ngứa, chứng đau nhức khớp.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Rửa sạch quả chuối, sau đó thái mỏng
Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh
Dùng một lát chuối xanh chà xát lên khu vực bị ghẻ để nhựa chuối bám dính trên bề mặt da và phát huy tác dụng
Rửa lại da sau 30 phút
Thực hiện 3 lần/ ngày, duy trì trong 3 tuần.
Cách điều trị ghẻ bằng lá mướp Tác dụng:
Điều trị ghẻ xốn, ghẻ nước, ghẻ ngứa cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai
Sát trùng, diệt vi khuẩn và ký sinh trùng trên da
Chống viêm, giảm sưng.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Rửa sạch lá mướp, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối
Tiến hành giã nát lá mướp cùng với một ít muối
Vệ sinh da sạch sẽ và lau khô, chà xát lá mướp lên vùng da bệnh
Dùng gạc băng cố định lá mướp, sau 30 phút, rửa lại vùng da bệnh
Sử dụng lá mướp 2 lần/ tuần, kéo dài 7 ngày.
Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa và trị ghẻ xốn Tác dụng:
Cải thiện tình trạng viêm ngứa trên bề mặt da
Kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng và cái ghẻ
Làm lành tổn thương, phòng ngừa bệnh ghẻ tái phát.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Rửa sạch lá trầu không và giã dập
Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong 10 phút, tắt bếp, hòa nước lá trầu không với một ít nước lạnh
Vệ sinh da sạch sẽ, tiếp tục dùng nước lá trầu không để ngâm rửa, đồng thời sử dụng bã chà xát lên da khoảng 10 phút
Lau khô da và mặc đồ
Sử dụng lá trầu không mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày.
Cách sử dụng lá ổi chữa các triệu chứng của bệnh ghẻ xốn Tác dụng:
Giảm ngứa, hồi phục da bệnh
Điều trị ghẻ xốn, ghẻ nước, phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Rửa thật sạch lá ổi và đun trong 5 lít nước
Đợi nước lá ổi nguội bớt thì mang nước này tắm toàn thân, đồng thời vò nát lá ổi và chà xát lên da
Thực hiện từ 3 – 4 lần/tuần.
Cách kiểm soát triệu chứng của bệnh ghẻ xốn bằng lá muồng trâu Tác dụng:
Tiêu diệt nấm và ký sinh trùng
Giảm ngứa và trị viêm.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Vệ sính sạch sẽ lá muồng trâu, sau đó giã nát nguyên liệu với 1 ít muối
Đắp lá muồng trâu lên vùng da bệnh sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ
Cố định thuốc bằng gạc trong 30 phút, vệ sinh lại da bằng nước ấm
Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý:
Không dùng cho trẻ em để tránh gây kích ứng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ xốn
Điều trị dự phòng cho cả gia đình khi có thành viên mắc bệnh ghẻ.
Tránh ngủ chung hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh hay bị nghi ngờ mắc bệnh
Giặt quần áo, mền, gối, bao nệm và vệ sinh đồ dùng cá nhân mỗi ngày. Đồng thời nên phơi các vật dụng dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt.
Tắm rửa mỗi ngày, giữ cho da luôn khô thoáng và sạch sẽ. Nên thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Sinh sống và làm việc trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng tự nhiên và có độ ẩm thích hợp.
Nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh ghẻ xốn bằng cách luyện tập thể thao và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin, omega-3 và khoáng chất có trong rau của quả, trái cây và cá.
Bệnh ghẻ xốn có khả năng lây lan và làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngay khi nhận thấy da đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy bất thường, người bệnh cần tìm đến chuyên khoa da liễu để được được thăm khám và chữa trị kịp thời, phòng ngừa bệnh lan rộng.
Cách Trị Ghẻ Xốn Nhanh Nhất Chỉ Với 6 Bài Thuốc
Ghẻ xốn là gì?
Ghẻ xốn, ghẻ nước, ghẻ ngứa, ghẻ lở đều là tên gọi của bệnh da liễu do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei hay còn gọi là cái ghẻ gây nên.
Ghẻ cái đào hang, đẻ trứng dưới da cơ thể người bệnh.
Cái ghẻ là loài ký sinh trùng có kích thước từ 0,3 – 0,5cm xâm nhập vào biểu bì da rồi đào hầm, đẻ trứng. Chúng để trứng liên tục trong 4-6 tuần, thường từ 2-3 trứng/ngay. Ghẻ đực sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống sẽ chết đi và ghẻ cái cũng chết sau khi đẻ hết số trứng. Nhưng trứng ghẻ phát triển thành con trưởng thành chỉ trong 3-4 ngày vì thế bệnh rất khó kiểm soát. Ghẻ cái có thể sống trong môi trường ngoài cơ thể 2-3 ngày.
Bệnh lây qua đường tiếp xúc là chủ yếu vì thế không nằm chung, mặc quần áo chung, dùng chung khăn tắm với người bị ghẻ. Bệnh thường gặp vào mùa xuân hè tại những địa phương kém phát triển, điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém. Bệnh ghẻ có thể lây lan thành dịch tại các địa phương, ở thành phố tỷ lệ thấp hơn.
Triệu chứng của bệnh ghẻ xốnNgứa nhiều về đêm, ngứa dữ dội khi lao động nặng, ra mồ hôi nhiều. Ghẻ không xuất hiện ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng mà thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, thắt lưng, mông, bẹn.
Giai đoạn phát triển của bệnh ghẻ.
Giai đoạn đầu: Sau một tuần bị ghẻ, ghẻ phát triển sẽ gây ngứa, ngứa khiến bệnh nhân không chịu được.
Giai đoạn sau: Nếu gãi nhiều vùng da đó trở nên cộm hơn và đỏ.
Giai đoạn sau cùng: Các tổn thương do vết gãi, vết xước gây sẹo thẫm màu, lan ra toàn thân.
Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn (mụn mủ xuất hiện), ghẻ viêm da hóa (eczema) và có thể gây ra viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Những cách trị ghẻ xốn hiệu quả nhấtKhi bị ghẻ xốn cần điều trị cùng lúc cả người bệnh lẫn người sống cùng nhà nếu có triệu chứng ngứa bằng cách dùng thuốc thoa hoặc thuốc uống như sau:
Cách trị ghẻ xốn cho người lớn:– Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal) dạng xịt: Dùng sau khi đã tắm sạch, lau khô. Cách dùng đặt thuốc cách da 20-30cm và xịt toàn thân, tránh xịt vào mắt, vết thương hở và niêm mạc. Tắm lại 12 giờ sau khi xịt rồi dùng tiếp. Ngày dùng 2 lần để có hiệu quả cao nhất.
– Thuốc dạng thoa Benzoat de benzyl: Sau khi đã tắm sạch, lau khô dùng thuốc thoa lên khắp người. Cũng tránh những vết thương hở.
Thuốc trị ghẻ xốn D.E.P: Đây là loại thuốc chống muỗi, vắt nhưng có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ nhanh, ít độc tính được dùng phổ biến. Cách dùng, sau khi tắm rửa sạch sẽ thôi thuốc vào các vùng ghẻ trong 7 ngày liên tiếp, những chỗ nào chưa khỏi có thể bôi tiếp. Bôi ngày 2-3 lần.
– Thuốc uống ivermectine chỉ được dùng khi bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh ghẻ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, cần sát trùng quần áo, chăn mền, ga gối bằng thuốc diệt ghẻ phagoacaricide.
Trị ghẻ xốn ở trẻ em:– Thuốc Eurax (crotamintan) 10%: Đây là loại thuốc bôi có tác dụng diệt cái ghẻ và chống ngứa hiệu quả. Loại thuốc này an toàn với trẻ em, có thể bôi cách nhau 6-10 giờ/lần.
– Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em.
– Thuốc Spregal (esdepallethrin): Thuốc trị ghẻ dạng phun này an toàn nhất với trẻ em, tuy nhiên khi phun cho trẻ nên cẩn thận tránh vào mắt của trẻ. Cách dùng phun thuốc 1 lần duy nhất cho trẻ sau 12 giờ tắm rửa bằng xà phòng sau đó cho trẻ mặc quần áo đã được khử ghẻ cái và trứng.
– Kháng sinh cephalexine gói bột 125mg: Đây là cách trị ghẻ xốn khi có kèm theo bội nhiễm với liều lượng là 50mg/kg thể trọng chia 3 lần, uống trong thời gian 7-10 ngày. Kết hợp với bôi dung dịch Milian 2%, 2 lần/ ngày. Thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
– Trong trường hợp trẻ bị ngứa nhiều có thể uống si rô phenergan 0,1% liều dùng 0,5mg/kg thể trọng cho 1 lần uống. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Những bài thuốc dân gian trị ghẻ xốn:Bài thuốc 1:
Dùng 120 gr vỏ cây nhãn thái lát mỏng, 60 gr lá trầu không vò nát, phèn chua 20 gr.
Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi rồi đun sôi với 400ml nước cho đến khi cạn còn 100ml nước. Lọc bã lấy nước cho vào chai thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát. Dùng bôi hàng ngày sáng tối.
Bài thuốc 2:
Chỉ cần dùng 20-40gr lá chè cỏ nấu nước tắm rửa hoặc xông hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Cây chè cỏ (chè đắng, ba chạc) là loại cây mọc phổ biến tại các đồi cây bụi, ở bìa rừng có tác dụng sát khuẩn, làm săn da được người dân miền Trung dùng nhiều trong điều trị cách bệnh về da liễu trong đó có bệnh ghẻ.
Bài thuốc 3:
Vỏ trắng cây xoan (50gr) thái lát mỏng, sao giòn. Quả bồ kết (50gr) bỏ hạt, sao giòn. Hai vị thuốc này tán bột mịn trộn cùng 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc thành cao. Bôi ngày 1-2 lần lên chỗ ghẻ.
Bài thuốc 4:
Rễ, cành, lá cây kiến cò (20gr), rễ cây muồng trâu (20g), rượu trắng 45 độ (100ml). Các vị thuốc cắt ngắn, đập nát ngâm trong rượu 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm hỗn hợp trên bôi vào chỗ ghẻ ngày 2 lần.
Bài thuốc 5:
Hạt máu chó (50gr) + 100ml dầu vừng. Lấy hạt máu chó giã nát cho đun đôi với dầu vừng trong 15 phút rồi để nguội, bôi lên chỗ ghẻ ngày 1-2 lần.
Bài thuốc 6:
Chuẩn bị: Rau sam(30g), lá xoan (20g), lá đào (10gr). Đem rửa sạch, giã nhuyễn ngâm với rượu trong lọ thủy tinh với 3 chén rượu trắng. Để dung dịch sau một đêm là dùng được, ngày dùng 3-4 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Ngoài ra, có thể dùng một số loại thuốc tắm như: lá đào, lá ba chạc, cúc tần, lá xoan, lá khế, vỏ (lá) cây xà cừ…
Nguyên tắc điều trị ghẻ xốn để đạt hiệu quả cao nhất:– Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, đủ thời gian.
– Điều trị cùng lúc của người bệnh và các thành viên trong gia đình vì đây là một bệnh dễ lây lan.
– Cần bôi thuốc tại chỗ ngày 3 lần, đặc biệt phải bôi thuốc vào buổi tối để giảm ngứa.
– Không được cào gãi, chà xát quá mạnh khiến các vết loét bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
– Bên cạnh việc điều trị tại chỗ cần dùng thêm các loại thuốc trị toàn thân khác như kháng sinh, bổ sung vitamin B, C…
Biểu Hiện Nguyên Nhân Và Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Ghẻ Xốn Hiệu Quả
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Bệnh ghẻ xốn là một trong những bệnh ngoài da do kí sinh trùng gây ra. Nếu trong gia đình có người bị ghẻ xốn thì bệnh rất dễ lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình nếu không có biện pháp phòng tránh kỹ lưỡng.
Ghẻ xốn (ghẻ ruồi) là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốnGhẻ xốn còn gọi là ghẻ ruồi là bệnh do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây nên. Chúng có kích thước khoảng 1/4 mm, hoạt động chủ yếu về ban đêm, mắt thường chúng ta rất khó phát hiện ra. Cái ghẻ sau khi xâm nhập được vào da chúng ta sẽ tiếp tục đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ trứng trong khoảng 4-6 tuần liên tục và mỗi ngày đẻ khoảng 2-3 trứng.
Bệnh này thường có những triệu chứng cụ thể như sau:
Ngứa ngáy dữ dội hoặc âm ỉ. Đa phần triệu chứng ngứa ngáy sẽ bùng phát dữ dội vào ban đêm. Bởi ban đêm là thời điểm mà con ghẻ phát triển, hoạt động mạnh, đào sâu vào da và đẻ trứng.
Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, vùng da bị ghẻ của người bệnh còn hình thành thêm nhiều mụn nhọt.
Vùng da bệnh bị nổi mụn nước, xuất hiện vảy bong tróc ra ngoài.
Khi sử dụng tay hoặc đồ vật để gãi, vùng da bị bệnh sẽ hình thành nên những vết loét trên bề mặt của da.
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, phổ biến nhất ở kẽ tay, khuỷu tay, nách, cổ tay.
Bệnh ghẻ thường xuất hiện dai dẳng và rất dễ phát triển mạnh để trở thành bệnh mạn tính. Ngay sau khi bệnh phát triển mạnh và ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thương da, nhiễm trùng, viêm loét và có cảm giác ngứa ngáy da dữ dội.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn
Bệnh ghẻ xốn lây lan rất nhanh, thường do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: dùng chung quần áo, khăn tắm, chăn, gối,……
Ngoài ra bệnh này cũng là một trong số ít các bệnh ngoài da lây lan qua đường tình dục, ký sinh trùng sinh trưởng và phát triển gần bộ phận sinh dục.
Thời tiết lạnh, ẩm thấp, đặc biệt là mùa đông cũng là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng sinh trưởng và phát triển gây ra bệnh ghẻ xốn.
Nguyên tắc điều trị ghẻ xốn để đạt hiệu quả cao nhất
Để triệt tiêu căn bệnh ghẻ xốn này khi điều trị, người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, điều trị đủ thời gian.
Điều trị cùng lúc cả người bệnh và các thành viên trong gia đình vì đây là một bệnh dễ lây lan.
Không được cào gãi, chà xát quá mạnh khiến các vết loét bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
Bên cạnh việc điều trị tại chỗ cần dùng thêm các loại thuốc trị toàn thân khác như kháng sinh, bổ sung vitamin B, C…
Chú ý tiệt trùng quần áo, chăn màn, ga giường bằng cách ủ kín các đồ vật đó trong túi nhựa it nhất là 48 tiếng với thuốc diệt cái ghẻ, sau đó giặt ở nhiệt độ trên 60 độ, sấy khô 70 độ không dùng từ 7-10 ngày để con ghẻ chết.
Chữa dứt điểm ghẻ xốn tại Đa Khoa Cần Thơ
Hiện nay, tại khu vực miền Tây, nếu muốn chữa các bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh ghẻ xốn thì bạn nên đến Cần Thơ. Vì nơi đây được xem là phát triển nhất các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nền y tế ở đây cũng phát triển vô cùng hiện đại với nhiều bệnh viện và phòng khám chất lượng được Bộ Y Tế công nhận. Phòng khám Đa Khoa Khoa Cần Thơ (133A Trần Hưng Đạo – P. An Phú – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ) là cơ sở chuyên điều trị các bệnh lý về da liễu uy tín, chất lượng hàng đầu tại Cần Thơ. Phòng khám luôn áp dụng các phương pháp, kỹ thuật điều trị hiện đại giúp bệnh nhân xóa tan nỗi lo về các bệnh ghẻ nói chung và ghẻ xốn nói riêng.
Đa Khoa Khoa Cần Thơ hội tụ nhiều đặc điểm nổi trội như:
Phòng khám có giấy phép hoạt động chính quy hợp pháp trong lĩnh vực da liễu do Sở Y Tế Cần Thơ cấp.
Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có trình độ vững vàng sẽ thăm khám cẩn thận và hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao.
Cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, xây dựng với quy mô rộng, hiện đại, tiện nghi mang đến không gian thoải mái nhất cho người bệnh.
Các máy móc và trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ các nước tiên tiến như: Mỹ, Anh, Pháp,…giúp việc khám và điều trị được chính xác và hiệu quả.
Chi phí khám chữa bệnh được công khai minh bạch và được bác sĩ trao đổi rõ ràng với bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị. Thông tin cá nhân của bệnh nhân hoàn toàn được bảo mật tuyệt đối.
Mô hình thăm khám tiêu chuẩn ” 1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân ” đảm bảo bệnh nhân có thể trao đổi thoải mái với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình và ngay cả những vấn đề khó nói nhất.
Nếu bạn có thắc mắc gì hay muốn đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 0292 3736 333 hoặc làm theo hướng dẫn bên dưới để được các bác sĩ giải đáp miễn phí.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng – đơn giản – thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
– Tư vấn qua số điện thoại:0292 3736 333
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.
Tổng Quan Về Bệnh Ghẻ Xốn Hay Gặp Ở Nhiều Người
được biết đến là một bệnh da liễu khá phổ biến, các thành viên trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng cao sẽ lây lan cho những người còn lại. Ghẻ xốn thường xuất hiện khi môi trường sống ẩm thấp, thiếu vệ sinh, đặc biệt là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Bệnh có thể gây ngứa và nổi ghẻ toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.
BỆNH GHẺ XỐN LÀ GÌ?
Ghẻ xốn là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây ra, ký sinh trùng có kích thước khoảng ¼ mm, hoạt động chủ yếu về đêm, mắt thường không phát hiện được.
Ký sinh trùng xâm nhập vào da sẽ đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ trứng trong khoảng 4-6 tuần liên tục và mỗi ngày đẻ khoảng 2-3 trứng.
Bệnh ghẻ xốn lây lan rất nhanh khi người thường tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, qua tiếp xúc cơ thể hoặc các vật dụng thường ngày.
Điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng sinh trưởng và phát triển là vào thời tiết lạnh, ẩm thấp đặc biệt là mùa đông, người bệnh thường xuyên không tắm rửa, vệ sinh cá nhân.
Ngoài ra ghẻ xốn là một trong số ít các bệnh ngoài da lây lan qua đường tình dục, ký sinh trùng sinh trưởng và phát triển gần bộ phận sinh dục.
Giai đoạn đầu: Sau một tuần bị ghẻ, ghẻ phát triển sẽ gây ngứa, ngứa khiến bệnh nhân không chịu được.
Giai đoạn sau: Nếu gãi nhiều vùng da đó trở nên cộm hơn và đỏ.
Giai đoạn cuối: Các tổn thương do vết gãi, vết xước gây sẹo thẫm màu, lan ra toàn thân.
Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở những vị trí như kẻ tay chân, bụng, mặt, đùi.
Đối với trẻ nhỏ hay gặp ở lòng bàn tay chân, mặt và phía sau mông.
Bệnh ghẻ xốn thường gây ngứa da dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Sau một vài ngày bị ghẻ có thể bị chốc lở, mọc mụn mủ, mụn nhọt.
Khi bị ghẻ xốn người bệnh ngoài việc bị mất thẩm mỹ ở bờ mặt da, còn gây ra lở loét, viêm nhiễm, mưng mủ, nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan toàn thân. Đặc biệt ở trẻ nhở có thể biến chứng gây ra viêm cầu thần vô cùng nguy hiểm.
ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ XỐN NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh ghẻ xốn là nối ám ảnh của không người không may gặp phải, hiện có rất nhiều cách nhằm chữa ghẻ xốn tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng đảm bảo hiệu quả. Nhiều liệu pháp có thể trị khỏi nhưng sau này khả năng tái phát là rất cao và gây ra nhiều thương tổn khác.
Hiện nay, Phòng Khám Da Liễu thăng long đang áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao như:
♦ Dùng thuốc: Bác sĩ chỉ định người bệnh có thể kết hợp thuốc uống với thuốc bôi ngoài da để cho hiệu quả cao. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự sinh trưởng của ký sinh trùng ghẻ, tiêu diệt mầm bệnh, giảm ngứa, kháng viêm và phục hồi tế bào da.
♦ Sử dụng liệu pháp miễn dịch: Dựa trên tác nhân gây ra nổi mẩn đỏ, ngứa, các bác sĩ chỉ định thuốc đặc biệt để giúp cơ thể người bệnh chống lại tác nhân gây dị ứng, mang lại kết quả điều trị dài lâu.
♦ Sử dụng vật lý trị liệu: Trong trường hợp nổi mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng viêm da thì bác sĩ sẽ kết hợp giữa thuốc tây y và điều trị bằng các máy trị liệu như chiếu sóng ngắn, chiếu đèn hồng quang,…
Phòng Khám Da Liễu thăng long được đánh giá là một trong những địa chỉ điều trị uy tín và chất lượng hàng đầu tại TP.HCM.
Đội ngũ y chuyên gia giỏi, vững tay nghề và nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị chuyên khoa Da liễu.
Hệ thống phòng khám, buồng bệnh luôn đạt tiêu chuẩn vô trùng hiệu quả và an toàn nhất.
Trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến được đầu tư nhập khẩu từ nước ngoài hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng an toàn và hiệu quả nhất.
Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, bệnh nhân không cần bốc số hay chờ đợi hàng giờ giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian.
Chi phí hợp lý, rõ ràng, được công khai cụ thể, minh bạch, các hạng mục điều trị được in hóa đơn rõ ràng theo quy định.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Ghẻ Xốn Là Gì? Cách Điều Trị Ghẻ Xốn trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!