Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Và 5 Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất # Top 10 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Và 5 Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Và 5 Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm cúm ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến nhất khi thời tiết giao mùa hay nắng mưa thay đổi thất thường. Song triệu chứng của bệnh lại dễ làm cho cha mẹ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác nên đưa ra biện pháp điều trị chưa đúng. Để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh, bài viết này chúng tôi sẽ đưa đến bạn những chia sẻ về bệnh cảm cúm ở trẻ em và 5 cách phòng tránh.

Cảm cúm ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh

Cảm cúm là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm và có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp. Thậm chí chỉ cần tiếp xúc gần người bị cảm cúm thông qu dịch tiết ra khi ho, sổ mũi cũng có thể lây bệnh.

Cảm cúm là bệnh thường gặp phải ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em phổ biến hơn. Lý do là ở trẻ hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu dễ dàng bị các loại virus xâm nhập.

Khác với cảm lạnh, cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất như viêm phổi.

Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh cảm cúm

Ngay sau khi bị virus cúm xâm nhập, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 1 đến 4 ngày, sau đó sẽ tiếp tục tiến triển với nhiều biểu hiện:

Đau đầu, chóng mặt

Đau cơ

Sổ mũi, hắt hơi nhiều

Đau họng, đau tai

Sốt cao, có thể lên đến 39 độ C đến 40 độ C

Ho

Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi

Biếng ăn

Có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy

Sau 5 ngày đến 1 tuần, các dấu hiệu có thể giảm dần hoặc biến mất nhưng nếu không điều trị đúng cách, cơ thể sẽ suy kiệt, kéo theo ho nhiều. Thậm chí cảm cúm ở trẻ em có thể kéo dài dai dẳng đến vài tuần.

Việc cha mẹ cần làm là luôn theo sát và nắm rõ mọi biểu hiện của con, đồng thời bổ sung dinh dưỡng và nước để giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng. Trong suốt quá trình cảm cúm, cha mẹ cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh cơ thể cho con, nhất là mũi, họng.

Trường hợp sốt cao xuất hiện co giật và không có dấu hiệu hạ sốt hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị. Mọi loại thuốc kháng sinh hay giảm đau đều cần có chỉ định từ bác sĩ để tránh gây ra phản ứng nguy hiểm đến trẻ.

5 cách phòng tránh cảm cúm cho trẻ cha mẹ cần biết

Hiện nay, y học đã có vắc xin phòng cúm cho trẻ mang lại hiệu quả cao, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con chích ngừa đúng thời điểm.

Thông thường, trẻ được chích mũi đầu vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, trẻ trên 9 tuổi chích 2 mũi cách nhau 4 tuần và trẻ trên 9 tuổi chích 1 liều. Lưu ý vắc xin phòng cúm có thể thay đổi kháng nguyên nên cha mẹ nên đưa trẻ chích định kỳ mỗi năm 1 lần.

Hiệu quả vắc xin sẽ thật sự có hiệu lực sau khi chích khoảng 2 đến 3 tuần.

Bên cạnh việc chích ngừa, giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày cũng rất cần thiết nếu muốn phòng ngừa cúm.

Nếu trẻ còn nhỏ cha mẹ hãy giữ thói quen tắm rửa cho con hàng ngày cộng với vệ sinh mũi họng đều đặn bằng dụng dịch nước muối sinh lý. Trẻ ở giai đoạn lớn hơn, hãy tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn.

Ở trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị lây nhiễm virus từ người bệnh, nhất là bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như cảm cúm. Vì vậy tuyệt đối không cho bé tiếp xúc hay ở gần người mắc bệnh cảm cúm.

Nếu có thể, vào các mùa dịch nên hạn chế đưa con đến chốn đông người để tránh tối đa virus cúm từ người mắc bệnh. Trường hợp gia đình có người mắc bệnh cảm cúm nên để trẻ cách ly hoàn toàn.

Cách dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất để phòng các loại bệnh ở trẻ là cha mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn thêm nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin.

Trước khi đưa ra cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ, cha mẹ đừng quên tìm hiểu thật kỹ về bệnh để có thêm kiến thức bảo vệ con đúng cách.

Bài viết này chúng tôi đã tổng hợp những chia sẻ toàn diện nhất về bệnh cảm cúm ở trẻ em. Hi vọng cha mẹ sẽ áp dụng ngay từ hôm này để bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa cúm sắp tới.

Các Dạng Chàm Sữa Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Chàm sữa (lác sữa) hay còn gọi là bệnh eczema, một dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Thuộc bệnh viêm da mạn tính, không lây lan, do ảnh hưởng bởi di truyền và cơ địa dị ứng. Tổn thương xảy ra ở hai bên má.

Cách nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

Bán cấp: sang tổn thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm:

– Các dị ứng nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, thú nuôi…).

– Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…

– Khí hậu nóng, lạnh hay khô.

– Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

– Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.

– Tiền sử bản thân hay gia đình bệnh dị ứng.

– Các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, thuốc đã dùng.

Chàm sữa có đặc điểm sang thương: khởi đầu hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

– Dấu hiệu biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.

Chẩn đoán chàm sữa cần phân biệt với chốc lây, mề đay vùng mặt, vảy phấn trắng.

Chốc lây: thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, rồi vỡ và khô đi, đóng mài dày có màu vàng mật ong.

Mề đay vùng mặt : sang thương sẩn phù rải rác, không đối xứng.

Vảy phấn trắng: vùng da giảm sắc tố ở má, tay và thân trên, có màu trắng, giới hạn rõ, và có thể có ít vảy mịn giống như benh vay nen.

Xử lý chữa bệnh eczema:

Giữ ẩm da: có thể dùng một trong các sản phẩm như: Cetaphil, Physiogel, Physiogel AI, Ceradan giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 2 – 4 lần.

Chống viêm: dùng corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp: hydrocortisone 1%, Clobetasol butyrate 0,05%, thoa ngày 1-2 lần/ ngày trong thời gian ngắn không quá 2 tuần. Sang thương bội nhiễm, rỉ dịch nhiều: thoa Milian ngày 2 lần.

Kiểm soát ngứa: thuốc kháng histamin H1.

Kháng sinh: khi nghi ngờ nhiễm trùng, ưu tiên chọn có hoạt tính lên tụ cầu vàng như: cephalelexin, Oxaciline, erythromycin.

Trẻ bị chàm sữa cần tắm nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.

Dùng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum.

Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da trẻ.

Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 – 4 lần.

Không nên để trẻ tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm. Quần áo của trẻ bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da thông thoáng. Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

Tránh cào gãi cho trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Phòng nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.

Về chế độ ăn uống cho trẻ: chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn; uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn); vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh chàm sữa, cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Cho trẻ ăn uống như bình thường, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.

Cúm Gia Cầm : Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất

Chăm Sóc – Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm – Thủy Cầm

PGS.TS.LÊ VĂN THỌCố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Như mọi người đã biết bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, ở Việt Nam do virus cúm A/H 5N 1 gây ra, có tính lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao và đặc biệt nguy hiểm là có thể lây sang người.

Trong quá khứ bệnh đã xảy ra ở nhiều nước, từ châu Á, châu Âu đến vùng cận Đông và châu Phi. Vào cuối năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở nhiều nước trong đó có Campuchia và Việt Nam.

Theo Cục Thú y, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại vào cuối tháng 1 năm 2013 tại tỉnh Tây Ninh. Theo đó, dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 2 hộ gia đình tại thôn Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu và ấp Cỏ Đỏ, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đến nay tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy tại Tây Ninh là 3.438 con.

Mới đây theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết trong tháng 1 năm 2013 tại Campuchia đã phát hiện 5 người bị cúm A/H5N1, trong đó có 4 người đã tử vong. Đến ngày 13-2-2013 Một bé gái Campuchia ba tuổi đã chết vì cúm gia cầm, nâng tổng số nạn nhân chết do virus cúm gia cầm lên 5 người. Người phát ngôn của tổ chức Y Tế Thế Giới cũng cảnh báo rằng “virus H 5N 1 thường hoạt động mạnh trong những tháng mùa Đông”, vì thế bệnh cúm gia cầm rất dễ xuất hiện vào thời điểm giáp Tết đến tháng 4 hàng năm. Nguy hiểm hơn, tất cả các địa phương có bệnh nhân tử vong vì cúm gia cầm tại Campuchia đều giáp đường biên giới với Việt Nam.

Vậy câu hỏi được đặt ra vào lúc này là chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm trong thời gian tới? Để góp phần ngăn ngừa dịch cúm gia cầm tái phát, chúng tôi kính mong bà con chăn nuôi, cũng như những người tham gia vào công tác giết mổ, mua bán, vận chuyển, và phân phối sản phẩm gia cầm nên lưu ý và tuân thủ một số vấn đề cấp thiết sau đây để phòng bệnh có hiệu quả:

I.TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH CÚM GÀ

Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Gà bị sốt, bỏ ăn, thở khó, phải há mỏ để thở, dịch trong mũi, miệng, nước mắt chảy liên tục. Gà tiêu chảy, phân có màu xanh vàng, mùi tanh. Mào vá tích sưng, xung huyết đỏ sẩm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh cúm gà là da chân có tụ huyết. Đôi khi có triệu chứng thần kinh, đi xiêu vẹo, quay cuồng rồi lăn ra chết. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm gia cầm, vì vậy biện pháp phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu.

II. PHÒNG BỆNH TRƯỚC KHI CÓ DỊCH

1. Gia cầm phải được chủng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine ngừa bệnh cúm A/H 5N 1. Trước khi chủng ngừa vài ngày nên cho gà uống thuốc BIO-VITAMIN C 10% và BIO-ELECTROLYTES để giảm stress, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch tốt cho gà sau tiêm chủng.

2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vào mùa lạnh phải giữ ấm chuồng trại. Gà, vịt cũng dễ bị nhiễm giun sán làm chậm lớn, suy giảm miễn dịch, vì vậy phải dùng thuốcBIO-LEVAXANTEL để tẩy giun sán cho gà, vịt với liều 1ml/5kg thể trọng. Sau khi dùng thuốc xổ vài ngày phải pha thuốc BIO-VITASOL, BIO-AMINOSOL ®, BIO-VITA FORT cho gà uống để tăng sức đề kháng.

3. Nên dọn vệ sinh sạch sẽ phân và các chất độn chuồng, máng ăn máng uống rồi sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi thật kỷ lưỡng sau mỗi đợt xuất bán gà, sau đó để trống chuồng trại một thời gian mới nuôi tiếp đợt khác.

4. Những loài như vịt xiêm, vịt, chim trời cũng có thể mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng, virus có trong nước dãi, nước mũi, phân, chúng phát tán mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác khi đi kiếm ăn trên cánh đồng hoặc vào trại chăn nuôi. Vì thế người chăn nuôi không nên thả vịt, ngan, ngỗng ở những nơi có nhiều loài chim hoang đến ăn, không chăn thả thủy cầm tràn lan trên đồng để ngăn ngừa sự nhiễm bệnh và phát tán mầm bệnh trong quá trình chăn thả. Không nuôi chung gà, vịt, vịt xiêm để tránh lây bệnh từ vịt qua gà.

III. PHÒNG BỆNH KHI TRONG VÙNG CÓ DỊCH XẢY RA

Virus gây bệnh lây lan bằng hai con đường, đó là qua đường hô hấp và tiêu hóa. Mầm bệnh có trong không khí sẽ đi vào theo đường thở, hoặc mầm bệnh có trong thức ăn nước uống sẽ theo đường tiêu hóa để vào cơ thể. Virus gây bệnh cúm gia cầm tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu từ 2 tuần đến hơn một tháng, nhưng may mắn là chúng dễ bị tiêu diệt với một số hóa chất trong các thuốc sát trùng nhưBIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ®…

1. Trong thời gian có dịch bệnh đe dọa thì cứ cách 2 ngày phun xịt một trong các thuốc sát trùng vừa nói trên một lần để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán mầm bệnh.

2. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách phaBIO-VITAMIN C 10% vào nước cho gia cầm uống.

3. Hạn chế người lạ vào trại.

4. Ở những nơi tiếp giáp với các vùng biên giới, bà con tuyệt đối không nên mua bán, vận chuyển lén lút gia cầm, trứng gia cầm, các giống gà đá vào nội địa khi mà những gia cầm và trứng gia cầm này chưa có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan thú y có thẩm quyền.

5. Khi trong trại có gia cầm chết, tuyệt đối không được vận chuyển ra khỏi trại dù chưa biết gia cầm chết là do bệnh gì và phải khai báo cho cơ quan thú y biết. Không được giết mổ để ăn hoặc đem bán, không được vứt xác bừa bãi ra đồng hoặc dưới sông suối, mà phải bỏ gia cầm chết vào trong túi nylon và buộc miệng túi thật kỷ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất và nện kỷ.

IV. PHÒNG BỆNH CÚM TỪ GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI

1. Khi tiếp xúc với gà bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt và giết gà, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.

2. Nên ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, không ăn tiết canh.

3. Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, nhưng thực tế hiện nay tại các chợ, khu vực chung quanh chợ tình trạng giết mổ gia cầm, kinh doanh gia cầm sống, thịt và trứng gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y vẫn phổ biến, đây là một nguy cơ tiềm tàng của việc bùng phát dịch bệnh.

Chúng tôi mong người tiêu dùng hãy tạo cho mình và gia đình mình một thói quen sử dụng sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch là góp phần ngăn ngừa dịch cúm xảy ra.

Mách Bạn: Bệnh Thủy Đậu Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi người

Bạn biết gì về bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu do một loại virut gây nên, là loại bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh thường đến vào cuối xuân đầu mùa hạ, do đặc thù thời tiết lúc này nóng ẩm, độ ẩm trong không khí cao, là điều kiện lý tưởng cho virut sinh sôi và phát triển.

Bệnh truyền nhiễm này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi và một vài trường hợp ở người trường thành. Nguồn lây bệnh duy nhất từ người nhiễm virut thủy đậu, không qua trung gian. Giống như Bệnh quai bị, nếu đã từng bị một lần thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể, gần như miễn dịch và sẽ không bị lại thêm một lần nào khác trong đời.

Dấu hiệu của bệnh là gì?

Những mụn nước li ti là dấu hiệu dễ nhận biết nhất

Đây là một trong những bệnh “xấu xí” mà không ai muốn gặp lại lần thứ hai. Bởi dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là những mụn nước li ti xuất hiện dày đặc, nhất là ở vùng mặt, cổ, cánh tay. Đến giai đoạn toàn phát, các mụn bắt đầu phồng rộp lên, sưng đỏ và ngứa, khi vỡ ra có mủ. Cho đến khi đầu miệng khô se lại, nếu không có biện pháp tác động dễ để lại sẹo lõm, ảnh hưởng khá lớn đến ngoại hình, nhất là đối với các bạn nữ.

Ngoài ra, đi kèm với thủy đậu có thể là triệu chứng sốt nhẹ ở giai đoạn khởi phát, nuốt nước bọt cảm thấy đau họng, trong người thấy khó chịu, mệt mỏi. Nếu có các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời, được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về bệnh thủy đậu và cách phòng tránh cũng như điều trị.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm như thế nào?

Để bệnh lan ra khắp cơ thể thì nguy cơ biến chứng là rất lớn

Bất kỳ bệnh nào cũng vậy, nếu chịu khó kiêng khem điều trị, tuân thủ quy định của bác sĩ thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bệnh sẽ nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ bị biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh chủ quan, coi thường bệnh.

Ở bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, nếu điều trị tốt bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau tối đa là 10 ngày. Nhưng nếu người bệnh không tuân thủ chỉ dẫn, bệnh sẽ kéo dài lâu hơn, thậm chí gặp những biến chứng nguy hiểm như sau:

Mức độ nhẹ nhất, nguy cơ nhiễm trùng máu từ các mụn nước là lớn nhất nếu người bệnh ra gió, cạy vỡ mụn nước, tiếp xúc với nước lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị zona tái phát suốt đời nếu không kiêng tuyệt đối, mà dân gian gọi là “nọc” của bệnh thủy đậu để lại.

Sau này bệnh nhân sẽ không bị thủy đậu nữa, nhưng bất cứ thời điểm nào sức khỏe của người bệnh giảm sút, khả năng miễn dịch của cơ thể yếu đi, thì đều bị zona tấn công kèm sốt cao, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Những biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, viêm phổi do thủy đậu, viêm cầu thận đều có thể xảy đến.

Với những biến chứng khó lường trước được, người bệnh cần tích cực tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách phòng tránh để bảo đảm an toàn cho chính mình

Bổ sung gấp đôi lượng vitamin C cho người bệnh

Khi bị thủy đậu, nếu là trẻ em thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có biện pháp điều trị, đưa trẻ vào phòng riêng để cách ly, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước lạnh, gió. Bổ sung cho trẻ nhiều vitamin C có trong hoa quả, đồ ăn.

Nếu trẻ sốt cao không ăn được gì, bố mẹ nên nấu những món ăn dạng lỏng, xay nhuyễn để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cơ thể, tránh để bệnh tấn công nặng hơn gây biến chứng khó lường.

Với bệnh thủy đậu ở người lớn, cần quan tâm để ý đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ bệnh mà hối hận không kịp. Nhiều trường hợp tử vong do biến chứng của bệnh thủy đậu đã được ghi nhận.

Vì thế, mỗi người nên chủ động tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách phòng tránh hiệu quả nhất, để giữ gìn và bảo vệ được sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Và 5 Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!