Bạn đang xem bài viết Bệnh Án Lao: Tràn Dịch Màng Phổi Do Lao được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh án lao phổi, , tràn dịch màng phổi do lao, lao màng phổi, bệnh án lao màng não.
1. HÀNH CHÍNH 2. CHUYÊN MÔN 1. Lý do vào việnĐau ngực trái, khó thở.
2. Bệnh sử(*) Tình trạng lúc vào viện:
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
Còn sốt 38oC, đau ngực, khó thở khi gắng sức
Da, niêm mạc kém hồng
Có hội chứng 3 giảm ở 1/3 dưới phổi trái ( Rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ đục)
Bụng mềm, không chướng.
3. Tiền sửa. Bản thân:
b. Gia đình: Chưa phát hiện bất thường
4. Khám bệnh4.1. Toàn thân
Mạch: 90 lần/phút ; Huyết áp: 120/80 mmHg
Nhiệt độ: 36,7oC; Nhịp thở: 22 lần/ phút
Da, niêm mạc kém hồng
Không phù, không xuất huyết dưới da
Tuyến giáp không to , hạch ngoại vi không sờ thấy.
4.2. Hô hấp
Lồng ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở, tần số thở 22 lần/phút
Vết sẹo d=1cm ở khoang liên sườn 9 đường nách sau
Rung thanh giảm bên phổi trái
Gõ: đục nhẹ ở đáy phổi trái
Nghe: Rì rào phế nang phổi trái giảm
Ran ẩm ở đáy phổi trái
Không có tiếng cọ màng phổi
4.3. Tuần hoàn
Lồng ngực cân đối, không có sẹo mổ cũ, không có ổ đập bất thường
Tim đều, T1, T2 rõ, tần số: 90 lần/phút
Mỏm tim đập ở khoang liên sườn V, đường giữa đòn trái
Không có tiếng thổi bệnh lý
Mạch ngoại vi (mạch quay, chày trước, chày sau) bắt rõ, đều 2 bên
4.4. Tiêu hóa
Bụng mềm, không chướng, không sẹo mổ cũ, không u cục bất thường
Gan, lách không sở thấy
4.5. Thận – Tiết niệu
4.6. Cơ xương khớp
4.7. Thần kinh
Bệnh nhân tỉnh, Glasgow = 15 điểm
Không có hội chứng màng não
Không có hội chứng tăng áp lực nội sọ
Không có dấu hiệu thần kinh khu trú
4.8. Các cơ quan khác: Chưa phát hiện bất thường
5. Tóm tắt bệnh ánBệnh nhân nam, 64 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, uống rượu nhiều năm, vào viện vì đau ngực trái kèm khó thở. Bệnh diễn biến 15 ngày. Qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng phát hiện các hội chứng và triệu chứng sau:
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
Hội chứng 3 giảm ở 1/3 dưới phổi trái
Hội chứng thiếu máu (+/-)
Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính (+): sốt về chiều, mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn.
Hội chứng não- màng não (-)
Bụng mềm, không chướng
Tim đều, T1, T2 rõ
Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường.
6. Chẩn đoán sơ bộTràn dịch màng phổi trái nghi do lao
7. Chẩn đoán phân biệt 8. Cận lâm sàng8.1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
RBC: 3,4 T/L
Hb: 130 g/l
WBC: 10,6 G/L
NEU: 67 %
8.2. Sinh hóa máu :
AST: 39 U/L
ALT: 45 U/L
Glucose: 5,92 mmol/l
Na+/ K+/ Cl- : 130/3,8/100
CRP: 12mg/l
8.3. X – Quang phổi: Đám mờ thuần nhất đáy phổi trái
8.4. Siêu âm màng phổi: Có dịch ở bên phổi trái, lượng dịch trung bình.
8.5. Xét nghiệm dịch màng phổi:
8.5.1. Huyết học: Số lượng tế bào 1520 tb/mm3
% Lympho: 92%
8.6. Soi đờm trực tiếp nhuộm huỳnh quang: AFB (-)
9. Chẩn đoán xác địnhLao màng phổi AFB(-)
10. Điều trị
Điều trị thuốc lao theo phác đồ A1: 2RHZE/4RHE:
Giai đoạn tấn công 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H,R,Z,E dùng hàng ngày
Giai đoạn duy trì 4 tháng, gồm 3 loại thuốc R, H, E dùng hằng ngày
Hút dịch màng phổi ( nếu dịch còn nhiều )
Chống dày dính màng phổi: dùng corticoid , thời gian dùng 6-8 tuần, liều lượng 0,6-0,8mg/cân nặng/24 giờ, giảm liều dần
Hướng dẫn bệnh nhân tập thở
Kiểm soát đường huyết, huyết áp
11. Tiên lượng: trung bình 12. Dự phòng
Điều trị tích cực cho bệnh nhân, tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc
Theo dõi các biến chứng của lao và thuốc chống lao
Bồi dưỡng thể trạng cho bệnh nhân
Theo dõi hành vi cho người bệnh:
Dùng khẩu trang thường xuyên khi ho, hắt hơi, tiếp xúc nói chuyện với
người khác
Khạc đờm (nếu có) vào giấy và bỏ đúng nơi quy định
Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh bệnh nhân
Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chăn, chiếu màn
Đưa người thân trong gia đình đi khám để phát hiện sớm lao và điều trị sớm nếu mắc bệnh
Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi
Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực. Đây là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Liên hệ gặp bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực để được tư vấn và điều trị 1900 1246
1. Bệnh tràn dịch màng phổi là gì
2. Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng phổi
4. Điều trị bệnh tràn dịch màng phổị
5. Bác sĩ điều trị
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Màng phổi là một lớp màng mỏng lớp mặt trong thành ngực và bao bọc lấy phổi. Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực. Bình thường có một lượng dịch ít nằm giữa 2 lớp của màng phổi, có tác dụng giống như chất dầu bôi trơn giữa phổi và thành ngực giúp chúng có thể trượt lên nhau dễ dàng khi di chuyển lúc bạn thở. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch này tích tụ quá nhiều và tách phổi ra khỏi thành ngực.
Khó thở, nhất là khó thở khi nằm, là triệu chứng thường gặp nhất khi bị tràn dịch màng phổi. Triệu chứng tiếp theo là đau ngực, bên tràn dịch có thể có kèm theo sốt hoặc không, người bệnh có thể ho khan hay ho có đàm nếu nguyên nhân gây tràn dịch là viêm phổi. Nếu triệu chứng trên do ung thư phổi thì các cơn ho có thể kéo dài kèm theo khạc ra máu lẫn đờm, cơ thể suy kiệt.
Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất khi bị tràn dịch màng phổi.
Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy đau ngực không có nguyên nhân, khi thở bị đau với cường độ cao. Bạn cần được chuẩn đoán và điều trị bởi rất có thể bạn bị tràn dịch màng phổi hoặc các vấn đề về phổi, tim hay một căn bệnh tiềm ẩn.
Tràn dịch màng phôỉ có 2 dạng: Tràn dịch màng phổi do dịch thấm và tràn dịch do dịch tiết. Mỗi loại tràn dịch màng phổi có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Tràn dịch do dịch thấm xảy ra khi có các rối loạn và bệnh lý toàn thân làm ảnh hưởng đến việc hình thành và hấp thu dịch màng phổi. Ở Việt Nam và trên thế giới nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch thấm màng phổi đó là do suy tim trái, tắc động mạch phổi và xơ gan…
Tràn dịch màng phổi do dịch tiết xảy ra khi có sự rối loạn tại chỗ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo thành và hấp thu dịch màng phổi. Nguyên nhân chủ yếu gây tràn dịch màng phổi tiết là viêm phổi do vi trùng, bệnh ung thư phổi nguyên phát hay ung thư phổi di căn từ nơi khác đến, nhiễm siêu vi và tắc động mạch phổi. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và tiên lượng cho người bệnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về 2 nguyên nhân chính gây tràn dịch màng phổi trong bài viết:
Chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổiKhi đi khám bệnh nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho chụp X-quang phổi. Đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hữu dụng nhất hiện nay trong việc chẩn đoán bệnh phổi có dịch hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng kim và ống chích chọc dò khoang màng phổi và lấy nước trong khoang màng phổi để xét nghiệm tìm vi trùng, tế bào ác tính và xét nghiệm sinh hóa… để tìm nguyên nhân và bản chất của dịch khoang màng phổi.
Việc tràn dịch có thể chỉ có một bên phổi, tuy nhiên cũng có thể tràn dịch cả hai bên, tràn dịch có thể có số lượng ít vài trăm mililít nhưng cũng có rất nhiều có khi cả một hai lít dịch. Một số trường hợp dịch có thể là mủ màu trắng sữa hay vàng đục tùy theo loại vi trùng gây ra tràn dịch màng phổi. Một số khác tràn dịch khoang màng phổi trong chấn thương và dịch thường là máu không đông chảy ra từ các mạch máu và các tổn thương trong lồng ngực.
Trong tràn dịch màng phổi thường được chọc hút dịch vừa để làm các xét nghiệm cần thiết vừa để giải quyết khó thở cho người bệnh. Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì vấn đề điều trị căn nguyên để làm giảm hoặc hết hiện tượng tràn dịch màng phổi là vô cùng cần thiết.
Sau điều trị hết tràn dịch, bác sĩ thường phải can thiệp bằng các thuốc chống dính màng phổi vì đã tiên lượng được hậu quả thường gặp nhất của tràn dịch màng phổi là gây dày, dính màng phổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp.
Đề phòng biến chứng tràn dịch màng phổi, thường dùng các loại thuốc chống dính kết hợp liệu pháp vận động (tập thở để phổi co giãn nhanh, phục hồi khả năng hô hấp). Các biện pháp này cần được thực hiện sớm và đòi hỏi sự kiên trì.
Với nguyên nhân do lao thì cần thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ, thời gian điều trị, tuyệt đối không ngừng thuốc sớm, cần có chế độ dinh dưỡng tốt. Song song với điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, người bệnh cần bền bỉ tập luyện phục hồi chức năng và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Liên hệ đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị theo số 1900 1246
Trong tràn dịch màng phổi thường được chọc hút dịch vừa để làm các xét nghiệm cần thiết vừa để giải quyết khó thở cho người bệnh
Bệnh Án Lao Màng Não
I. HÀNH CHÍNH II. CHUYÊN MÔN 1. Lí do vào viện:
Sốt, đau đầu kéo dài
2. Bệnh sử:Hiện tại sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân hết sốt, hết đau đầu, không ho đại tiểu tiện bình thường.
3. Tiền sửa, Bản thân:
Basedow phát hiện cách đây 3 năm đã điều trị ổn định tại tuyến dưới
Uống rượu, hút thuốc lào nhiều năm
Không rõ tiền sử tiêm phòng BCG
Chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc
b, Gia đình: xung quanh không có ai mắc bệnh lao, không có ai có tiền sử có các đợt mắc bệnh (ho, sốt kéo dài,…)
4. KhámA. Khám vào viện (2/3)
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, G15đ
Không sốt, da niêm mạc kém hồng
Hội chứng màng não (+): còn đau đầu âm ỉ, gáy cứng (+), vạch màng não (+)
Không có dấu hiệu thần kinh khu trú
Hô hấp: ho khạc đờm ít, phổi thông khí giảm, rales nổ rải rác 2 bên
Bụng mềm, gan lách không sờ thấy
B. Khám hiện tại (16/3)
a. Toàn thân
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, G15đ
Da, niêm mạc bình thường
Không phù, không xuất huyết dưới da
Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy
Thể trạng trung bình
Dấu hiệu sinh tồn ổn định
b. Bộ phận
Thần kinh:
Bệnh nhân tỉnh, G15đ
Vận động: cơ lực chi trên, chi dưới 2 bên 5/5
Cảm giác: không rối loạn cảm giác nông, sâu
Phản xạ: phản xạ gân xương bình thường
Không rối loạn cơ tròn
Không liệt thần kinh sọ
Hội chứng màng não (-): gáy mềm, kernig (-), vạch màng não (-)
Không có dấu hiệu thần kinh khu trú
Hội chứng tăng áp lực sọ não (-)
Hô hấp
Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ, không sẹo mổ cũ, không u cục bất thường, tần số thở: 17 lần/phút
Rung thanh đều 2 bên
Rì rào phế nang giảm cả 2 bên
Không rales bất thường
Tuần hoàn
Mỏm tim khoang liên sườn V đường giữa đòn Trái
Tim nhịp đều, tần số 90 lần/phút
T1 – T2 rõ, không tiếng thổi bất thường
Mạch ngoại vi bắt đều rõ 2 bên
Tiêu hóa
Bụng mềm, không chướng, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bang hệ, không sẹo mổ cũ, không u cục bất thường
Gõ bụng vang đều
Không điểm đau khu trú
Gan lách không sở thấy
Tiết niệu
Hố hông lưng 2 bên cân đối, không nề đỏ
Chạm hông lưng (-), bấp bềnh thận (-)
Không có cầu bàng quang
Không phát hiện điểm đau niệu quản trên, giữa
Các cơ quan bộ phận khác chưa phát hiện bất thường
5. Tóm tắtBệnh nhân nam, 52 tuổi, tiền sử basedow cách đây 3 năm đã điều trị ổn định, vào viện vì sốt, đau đầu kéo dài. Bệnh diễn biến hơn 1 tháng nay. Qua hỏi bệnh và thăm khám phát hiện các triệu chứng và hội chứng sau:
Bệnh nhân tỉnh, G15đ
Thần kinh: Hội chứng màng não (+): đau đầu âm ỉ, gáy cứng (+), vạch màng não (+) lúc vào viện
Hô hấp: rales nổ rải rác 2 bên lúc vào viện, hiện tại ho khạc đờm ít, rì rào phế nang giảm 2 bên
Run tay, nóng ẩm lòng bàn tay, nhịp tim nhanh xoang: 110 lần/phút, không hồi hộp đánh trống ngực
Không rõ tiền sử tiêm BCG, tiếp xúc với người bệnh lao
Các cơ quan, bộ phận khác chưa phát hiện bất thường
6. Chẩn đoán sơ bộ:Viêm màng não chưa loại trừ lao – Theo dõi lao phổi/Basedow
7. Chẩn đoán phân biệt:Viêm màng não do căn nguyên khác
8. Biện luậnDịch tễ: hiện tại chưa tìm được nguồn lây
Bệnh nhân có viêm màng não (sốt cao, Hội chứng màng não (+), không rõ tiền sử dịch tễ với lao, với có kết quả dịch não tủy tuyến dưới (dịch màu vàng chanh, mặc dù tăng cao TT nhưng có thể là giai đoạn đầu) nên định hướng Viêm màng não do lao
Có biểu hiện lâm sàng của viêm phổi lúc vào viện (sốt cao, họ khạc đờm, rale nổ 2 phổi) nhưng giờ không còn rale nhưng triệu chứng tại phổi vẫn còn mặc dù điều trị khá nhiều đợt thuốc kháng sinh. Thêm nữa, bệnh nhân có Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc kéo dài và đang có nghi ngờ 1 lao ngoài phổi mà thường là thứ phát sau lao phổi nên định hướng Lao phổi
Run tay, nóng ẩm lòng bàn tay, nhịp tim nhanh xoang: 110 lần/phút, không hồi hộp đánh trống ngực và 1 tiền sử basedow nên phải làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán đợt bệnh này loại trừ do rượu
9. Cận lâm sàng:9.1. Chỉ định xét nghiệm:
9.1.1. Xét nghiệm chẩn đoán xác đinh:
Chọc dịch não tủy làm nhuộm soi trực tiếp, PCR, Gen Xpert, nuôi cấy chẩn đoán
Xét nghiệm với bệnh phẩm đờm:
Bilan viêm: Bạch cầu, bạch cầu trung tính/ CRP/ Tốc độ máu lắng
Xét nghiệm chẩn đoán Basedow: TSH, định lượng T3,T4 free trong huyết thanh, Trab
Công thức máu
Đông máu
Chức năng gan thận:
Thận: Ure, Creatinin
Gan: AST; ALT; Bilirubin
Protein; Albumin
Glucose
Điện giải đồ
Acid uric
Siêu âm ổ bụng tìm tổn thương lao lan tràn (nếu có)
9.1.2. Xét nghiệm theo dõi điều trị:
9.2. Kết quả cận lâm sàng đã có:
Creatinin 53 Blirubin TP 7,4
Trước ngày 02/03:
Hồng cầu 2,9 Hb 102 g/L Bạch cầu
Trung tính 59,5% Lympho 34,65% Tiểu cầu 134000
AST 93 ALT 187
Na l29 K 4 Cl 89
CRPhs 12,332
· Lần I: Vàng chanh Protein 1.95g Glucose 2.5 CỊ 107 (giảm) Pandy (+) Tế bào 1510 TT 90% 10%
Nhuộm soi và nuôi cấy tìm vi khuẩn khác bệnh phẩm dịch não tủy: 03/03,09/03 Âm tính
Gen XPERT dịch não tủy: không có vi khuẩn lao 03/03
Chẩn đoán hình ảnh:
Xquang: vòm hoành P cao, mờ dày vách liên thùy P, nốt mờ rải rác
CT ngực: 10/03: nốt đỉnh phổi P 17mm, và đông đặc thùy giữa khu trú không rõ khối, giãn phế quản rải rác 2 phổi ưu thể thùy giữa phổi Phải
Siêu âm ổ bụng: Chưa phát hiện bất thường
Siêu âm màng phổi 2 bên k có dịch (10/03)
Siêu âm tim: Kích thước và chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường
Điện tim: Nhịp xoang, trục trung gian, tần số 110 lần/phút (10/3)
Đông máu: 03/03: PT%: 107.9%
· Lẫn 2: Dịch vàng Protein 3,4g1 Glueose 3,8 Pandy (+) Tế bào 1500 TT 80⁄%L20%
Bệnh phẩm đờm: Nhuộm soi 2 mẫu đờm (-)
9.94
APTT bệnh/chứng: 0.95: Bình thường
10. Chẩn đoán xác định:Lao màng não – Lao phổi AFB (-)/ Basedow
Dùng thuốc chống lao đúng liều, đều đặn, uống vào 1 giờ cố định trong ngày, xa bữa ăn, đủ thời gian 2 giai đoạn tấn công và duy trì
Phác đồ điều trị lao màng não ở người lớn: Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE bệnh nhân 52kg
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.
Điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên
Dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau khi bệnh nhân sốt cao trên 38,50C
Thuốc bổ gan thận
11. Điều trị11.1. Nguyên tắc điều trị:
Tiên lượng gần: tốt
Bệnh nhân tuân thủ điều trị
BN tỉnh táo, hết đau đầu, ngủ được, ăn uống tốt
Kernig (-) vạch màng não (-)
Đỡ ho và khạc đờm, các triệu chứng tại phổi giảm, phổi thông khí tốt.
Còn run tay, nhịp tim nhanh và đổ mồ hôi lòng bàn tay bàn chân.
Có người nhà là vợ và con trai nắm rõ tình trạng và hỗ trợ được tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị hiện tại.
Tiên lượng xa: dè dặt
Lao màng não là thể lao nặng
Bệnh nhân có biểu hiện thể viêm màng não điển hình
Bệnh nhân có gia cảnh nghèo, việc điều trị lâu dài có thể gặp khó khăn, con trai đi làm ăn xa. Vợ là lao động chính của gia đình có thể người thân sẽ không theo dõi xát xao việc tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể tái hút thuốc lào và uống rượu vì trước khi bệnh, bệnh nhân chỉ ở nhà và không lao động hay tham gia hoạt động xã hội nào dễ tái nghiện rượu và thuốc lào.
Điều kiện kinh tế và gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
11.1.1. Dùng thuốc:
Điều trị tích cực cho bệnh nhân, tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sĩ
Theo dõi các biến chứng của lao và thuốc chống lao
Theo dõi hành vi cho người bệnh:
Dùng khẩu trang thường xuyên khi ho, hắt hơi, tiếp xúc nói chuyện với người khác
Khạc đờm (nếu có) vào giấy và bỏ đúng nơi quy định
Theo dõi các triệu chứng xuất hiện trở lại hoặc nặng hơn như đau đầu, sốt cao, hôn mê, đau ngực, khó thở, ho kéo dài, … thì phải đi khám ngay.
Bồi dưỡng thể trạng cho bệnh nhân
Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh bệnh nhân
Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chăn, chiếu màn
Đưa gia đình đi khám, phát hiện sớm lao (Nếu có)
Tránh lây nhiễm, những người tiếp xúc cần kiểm tra sàng lọc lao.
Trẻ nhỏ trong gia đình cần được tiêm phòng BCG
11.1.2. Không dùng thuốc:
12. Tiên Lượng 13. Phòng bệnh:Chẩn đoán hình ảnh lao màng não (Nguồn: Youtube)
Chẩn Đoán Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Tràn Dịch Màng Phổi
Tràn dịch màng phổ i là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi (khoang trống giữa thành ngực và phổi) nhiều hơn mức sinh lý bình thường gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh.
Tràn dịch màng phổi là chứng bệnh thường gặp. Tại Viêt Nam hàng năm có khoảng 1000 trường hợp mới được chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Tùy mức độ và nguyên nhân lành tính hay ác tính mà có thể gây ra nhiều biến chứng thậm chí tử vong.
Tràn dịch màng phổi không phải là một bệnh mà một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi tìm được nguyên nhân chiếm 80-90%, tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân chiếm 10-20%.
Những người mắc các bệnh kể trên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đều có nguy cơ gây tràn dịch màng phổi.
Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như sau:
Dịch thấm: Xơ gan cổ trướng, suy tim, suy giáp, suy dinh dưỡng, u nang buồng trứng,…
Dịch tiết: viêm nhiễm tại phổi (vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, amip, sán lá phổi, sán lá gan,..), lao, ung thư, do các bệnh hệ thống( lupus ban đỏ hệ thống), tắc nghẽn động mạch phổi,…
Dịch màng phổi có màu máu: ung thư màng phổi, ung thư di căn đến phổi, chấn thương lồng ngực, tai biến của các thủ thuật thăm dò màng phổi,…
Dịch màng phổi màu sữa: chèn ép hoặc tổn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực, viêm bạch mạch do giun chỉ,…
Một số nguyên nhân hay gặp:
Lao màng phổi (chiếm 40% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi) sốt nhẹ về chiều, ho ra máu, gầy sút cân, dịch màng phổi thường có màu vàng chanh, xét nghiệm dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn lao
Viêm phổi màng phổi: sốt cao, đau ngực, ho có đờm, Xquang phổi có thể thấy hình ảnh viêm phổi, dịch có thể có mủ, cấy dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
Ung thư: thường gặp ở người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong nhiều năm. Dịch có thể màu đỏ, màu vàng chanh, tái phát nhanh sau hút dịch, gầy sút cân, toàn thân suy sụp nhanh. Có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch màng phổi
Suy tim: bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, phù 2 chân, đái ít , thường tràn dịch 2 bên, dịch màu trong số lượng ít.
Xơ gan, cổ trướng : tiền sử xơ gan, nghiện rượu, dịch trong hoặc vàng chanh, có thể có gan to.
Hội chứng thận hư: Phù toàn thân, đái ít, dịch màu trong.
Đau ngực: là triệu chứng xuất hiện sớm, đau âm ỉ bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về bên đối diện, đau tăng lên khi hít thở sâu.
Khó thở: là triệu chứng điển hình, khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, khó thở tăng lên khi mức độ tràn dịch tăng dần.
Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho tăng lên khi thay đổi tư thế.
Sốt: Có thể gặp trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc.
Tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở Y tế. Để có cách điều trị tràn dịch màng phổi một cách triệt để tránh các biến chứng và tái phát cần tìm được nguyên nhân gây tràn dịch.
Chọn dịch hútTràn dịch do bất kì nguyên nhân gì thì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở.
Điều trị nguyên nhân
Lao: Dùng các thuốc chống lao phối hợp dùng đúng liều, đủ thời gian tuân thủ theo phác đồ
Viêm nhiễm: Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài từ 4-6 tuần, lựa chọn kháng sinh theo chủng vi khuẩn.
Ung thư: điều trị ngoại khoa, hóa xạ trị
Xơ gan, suy tim, suy thận, hội chứng thận hư điều trị theo phác đồ của từng bệnh
Điều trị khácPhục hồi chức năng hô hấp bằng tập thở, thổi bóng, tập các động tác giãn nở lồng ngực trong thời gian dài. Gây dính màng phổi bằng povidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều tái phát nhanh.
Tràn dịch màng phổi có thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng 3 giảm.
Chụp Xquang ngực thấy hình ảnh tràn dịch là tù góc sườn hoành trong trường hợp tràn dịch ít, tràn dịch mức độ trung bình là hình ảnh đám mờ đồng nhất ở 1/3 dưới phế trường, mờ đều 1/2 phế trường đẩy tim sang bên đối diện nếu tràn dịch nhiều.
Chọc dò màng phổi có dịch là tiêu chẩn vàng. Màu sắc dịch, các xét nghiệm dịch màng phổi để phân biệt dịch thấm và dịch tiết giúp định hướng nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh Tràn dịch màng phổi
Cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc
Ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm sống (gỏi cá, tiết canh, nem chua, ăn sống).
Cách ly hoặc dùng thuốc dự phòng khi tiếp xúc với người bị lao.
Vệ sinh miệng họng hàng ngày, điều trị triệt để viêm nhiễm đường hô hấp trên phòng tránh viêm nhiễm ở phổi.
Không hút thuốc lá.
Copyright © 2023 – Sitemap
Tràn Dịch Màng Phổi Là Bệnh Gì?
Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ quá nhiều chất lỏng trong phổi hoặc giữa phổi và lồng ngực. Bình thường, trong phổi có một lượng nhỏ chất lỏng để bôi trơn màng phổi, giúp phổi di động mượt mà trong khoang phổi. Quá nhiều chất lỏng tích tụ có thể gây áp lực lên phổi, làm cho bạn thở khó khăn. Có rất nhiều tình trạng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Mức độ phổ biến của tràn dịch màng phổi Các triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch màng phổi là gì?Bạn có thể cảm thấy đau ngực nhưng tràn dịch màng phổi thường không gây đau. Các triệu chứng phổ biến của tràn dịch màng phổi là:
Bạn sẽ có thêm những triệu chứng của nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự tích tụ chất lỏng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân Nguyên nhân nào gây ra tràn dịch màng phổi?Tràn dịch màng phổi là do một kích thích hoặc nhiễm trùng ở phổi gây ra. Nhiều bệnh có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi như:
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi), bệnh lao và ung thư có thể gây ra viêm phổi và màng phổi
Suy tim sung huyết
Xơ gan (chức năng gan kém)
Ung thư hệ bạch huyết: loại ung thư bắt đầu trong hệ thống miễn dịch
Nồng độ protein trong máu thấp cũng có xu hướng cho phép chất lỏng thấm ra khỏi thành các mạch máu. Xơ gan và bệnh thận có thể gây ra nồng độ protein máu thấp. Tràn dịch màng phổi làm phức tạp bệnh gan giai đoạn cuối ở 5% bệnh nhân
Tắc mạch phổi: tắc nghẽn trong động mạch phổi
Bệnh thận nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể giữ chất lỏng
Lupus và các bệnh tự miễn khác.
Phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư hoặc phẫu thuật sau mổ tim hở có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Nguy cơ mắc phải Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tràn dịch màng phổi?Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tràn dịch màng phổi như:
Có các tình trạng bệnh lý nêu trên
Điều trị ung thư hoặc các thuốc có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể lưu giữ dịch.
Chẩn đoán & điều trịNhững thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tràn dịch màng phổi?Tràn dịch màng phổi được chẩn đoán với khám lâm sàng. Bác sĩ có thể nghe phổi với một ống nghe hoặc gõ ngực. Một số xét nghiệm hình ảnh có thể hiển thị mức độ chất lỏng tích tụ trong phổi, như chụp X-quang hoặc chụp CT.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tràn dịch màng phổi?Điều trị tràn dịch màng phổi bắt đầu với việc điều trị các nguyên nhân cơ bản và giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng gây ra sự tích tụ chất lỏng, việc điều trị có thể khác nhau. Kháng sinh được sử dụng khi có nguyên nhân nhiễm trùng, trong khi thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix) có thể được sử dụng để giảm dần lượng dịch ứ đọng trong màng phổi.
Chất lỏng thường không cần xử lý riêng, vì nó sẽ tự biến mất nếu nguyên nhân cơ bản được xử lý. Nếu chất lỏng tích tụ gây ra cảm giác khó chịu, bác sĩ sẽ rút chất lỏng bằng cách hút dịch màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi.
Một số điều trị khác để làm giảm tích tụ là:
Pleurodesis. Một chất lỏng đặc biệt được tiêm vào khu vực màng phổi, gây ra một tình trạng viêm nhỏ. Cách này giúp ngăn chặn chất lỏng tái tích tụ gây tràn dịch. Hóa chất gây xơ hóa được sử dụng phổ biến bao gồm tetracycline, talc vô trùng và bleomycin. Pleurodesis thường được sử dụng trong việc điều trị tràn dịch lặp đi lặp lại (thường xuyên) do ung thư.
Đặt ống dẫn lưu cố định tại chỗ để chất lỏng có thể thoát ra ngoài liên tục.
Phẫu thuật để chèn một ống shunt (ống dẫn lưu nội bộ) cho phép chất lỏng thoát ra từ ngực vào khoang bụng.
Cắt bỏ màng phổi. Đây là phẫu thuật loại bỏ các màng phổi. Cách này đôi khi được sử dụng ở những người bị tràn dịch do ung thư khi các điều trị khác đã thất bại.
Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tràn dịch màng phổi?Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tràn dịch màng phổi:
Tránh rượu và các chất ma túy bất hợp pháp
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tràn Dịch Màng Phổi: Triệu Chứng
1. Tràn dịch màng phổi là gì ?
Khoang màng phổi là khoảng không gian giữa phổi và thành ngực. Khoang này được tạo bởi hai lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bình thường, quá trình hít thở sẽ làm phổi di động và mở rộng đến sát thành ngực. Khoang màng phổi chỉ chứa một lượng nhỏ rất ít chất lỏng (khoảng 1 muỗng cà phê). Lượng chất lỏng này sẽ giúp quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng.
Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ bất thường của chất lỏng hơn mức sinh lý trong khoang màng phổi.
2. Các nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi ?Tràn dịch màng phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do suy tim, lao màng phổi. Ngoài ra, có thể do các bệnh lý ác tính, viêm phổi hoặc tắc nghẽn mạch máu ở phổi. Tràn dịch màng phổi có nguyên nhân chiếm tới hơn 90% các trường hợp. Trong khi đó, 10-20% trường hợp không rõ nguyên nhân của tràn dịch màng phổi.
Nói chung, chất lỏng tích tụ nhiều trong khoang màng phổi nếu có sự sản xuất quá mức của chất lỏng, giảm hấp thụ chất lỏng, hoặc cả hai. Nếu xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư trong chất lỏng, đây gọi là tràn dịch màng phổi ác tính..
3. Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi là gì ?■ Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động. Bạn có thể thấy thở nhanh hơn bình thường.
■ Đau ngực. Cơn đau có thể tồi tệ và kéo dài hơn khi bạn ho hay hít thở sâu. Đôi khi bạn lại đau âm ỉ liên tục.
■ Ho có đàm.
■ Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
4. Tràn dịch màng phổi được chẩn đoán như thế nào ?Sau khi hỏi những thông tin về diễn tiến bệnh, Bác sĩ sẽ khám phổi của bạn. Nếu nghi ngờ tràn dịch màng phổi, bạn có thể cần phải làm thêm một số xét nghiệm sau:
■ X-quang ngực: chụp phim X-quang cho thấy hình ảnh bất thường của ngực, bao gồm cả tim và phổi. Có thể thấy được mức độ tràn dịch màng phổi nhiều hay ít. Hơn nữa, đôi khi xác định được nguyên nhân tràn dịch màng phổi.
■ CT Scan ngực: cung cấp nhiều thông tin và chi tiết hơn chụp X-quang ngực. Rất có ích để phát hiện di căn hoặc hình ảnh nghi ngờ ác tính ở phổi.
■ Siêu âm ngực: Một trong những phương pháp tốt nhất để đánh giá khoang màng phổi. Siêu âm còn giúp hướng dẫn vị trí lấy mẫu hoặc dẫn lưu dịch trong khoang màng phổi. Chất lỏng sau khi lấy sẽ được xét nghiệm để định hướng nguyên nhân tràn dịch màng phổi.
5. Tràn dịch màng phổi có điều trị hết không ?Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bạn và nguyên nhân của tràn dịch màng phổi. Nếu bạn khó thở, Bác sĩ sẽ lấy bớt chất lỏng trong khoang màng phổi bằng kim hoặc ống nhựa.
Nếu nguyên nhân do suy tim, Bác sĩ sẽ kê toa thuốc gọi là “thuốc lợi tiểu”. Thuốc giúp lấy bớt chất lỏng ra khỏi khoang màng phổi của bạn.
Nếu do nhiễm trùng, bạn cần điều trị kháng sinh thích hợp.
Trong trường hợp do bệnh lí ác tính, Bác sĩ ung bướu có thể cần lên kế hoạch điều trị với những liệu pháp như hóa trị, có thể kết hợp xạ trị để ngăn chặn chất lỏng tích tụ trong khoang màng phổi. Đôi khi, một số trường hợp cần phải có sự can thiệp của Bác sĩ phẫu thuật. Bạn sẽ được phẫu thuật để lấy một mẫu mô nhỏ ra khỏi phổi. Đây được gọi là “sinh thiết.” Các xét nghiệm trên mô này có thể giúp giải thích lý do tại sao bạn bị tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, có thể xác định mức độ lành tính hay ác tính của bệnh.
Tràn dịch màng phổi là một biến chứng thường gặp ở nhiều bệnh lí nội khoa. Đôi khi bạn hoàn toàn không có bất kì triệu chứng nào. Với tràn dịch màng phổi mức độ nặng, bạn có thể bị khó thở và cảm giác đau tức ngực. Đôi khi kèm theo ho hay sốt, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả như trên, hãy đến khám Bác sĩ để được điều trị thích hợp. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh lí ác tính, bạn có thể được tư vấn và giới thiệu đến chuyên gia để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Khi đó, một số liệu pháp an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh sau này. Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Án Lao: Tràn Dịch Màng Phổi Do Lao trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!