Xu Hướng 10/2023 # 9 Triệu Chứng Cảnh Báo Sớm Nhồi Máu Cơ Tim: Biết Để Tự Cứu Mình # Top 12 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 9 Triệu Chứng Cảnh Báo Sớm Nhồi Máu Cơ Tim: Biết Để Tự Cứu Mình # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 9 Triệu Chứng Cảnh Báo Sớm Nhồi Máu Cơ Tim: Biết Để Tự Cứu Mình được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim. Thế nhưng, 95% người sống sót sau nhồi máu cơ tim chia sẻ rằng họ đã cảm thấy một số triệu chứng bất thường khác trong nhiều tuần hoặc thậm chí cả tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Việc nắm rõ các triệu chứng nhồi máu cơ tim này sẽ giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó tăng cơ hội sống sót cho mình.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Đây là tình huống cấp cứu khẩn cấp mà thời gian sống sót được tính trên từng giây. Và thời điểm vàng để cứu mạng người bệnh chỉ vỏn vẹn trong 2 giờ đầu tiên.

Thông thường, cơ thể sẽ cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện thông qua triệu chứng đau thắt ngực. Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài, ngay cả lúc nghỉ ngơi, nửa đêm hay khi thời tiết thay đổi thất thường. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị nhồi máu cơ tim nhưng người bệnh lại có các dấu hiệu không điển hình khác.

Ngoài đau thắt ngực, có nhiều triệu chứng khác cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng bắt đầu bằng cơn đau thắt ngực

Là một phóng viên về mảng sức khỏe, được tiếp cận thường xuyên với các bác sĩ tim mạch và đọc rất nhiều nghiên cứu của họ về bệnh tim, nhưng chính nhà báo Carolyn Thomas đã suýt mất mạng vì nhồi máu cơ tim. Điều đáng nói là bà không hề có triệu chứng đau thắt ngực điển hình nên không thể phát hiện sớm.

Carolyn cho biết, hai tuần trước khi bị nhồi máu cơ tim, bà đã cảm thấy không khỏe. Bà thường xuyên có cảm giác nóng rát vùng ngực, cánh tay trái, buồn nôn và đổ mồ hôi. Tuy nhiên khi đến bệnh viện, bác sĩ chỉ chẩn đoán bà bị trào ngược dạ dày. Chỉ đến khi các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng khiến bà phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ mới phát hiện bà bị nhồi máu cơ tim.

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim, Carolyn quyết tâm tìm kiếm các nghiên cứu về dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Và bà đã bắt gặp nghiên cứu của Tiến sĩ Jean McSweeney tại đại học Khoa học Y khoa Arkansas – Hoa Kỳ. Theo tiến sĩ Jean McSweeney, hầu hết người bệnh từng bị nhồi máu cơ tim đều nói rằng họ đã thấy những triệu chứng bất thường trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra nhiều tuần. Nhưng do chúng không phải là các dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim nên thường bị bỏ qua. Đặc biệt là với phụ nữ, các triệu chứng nhồi máu cơ tim càng mờ nhạt hơn. Thậm chí nhiều người còn không có cơn đau thắt ngực, giống như Carolyn.

Những kết quả từ nghiên cứu kết hợp với trải nghiệm của bản thân đã được Carolyn tổng hợp thành 1 bài báo đăng tải trên tạp chí Y khoa Anh. Bài báo này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, giúp nhiều người bệnh có thể nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim , từ đó tăng cơ hội sống cho mình.

Carolyn Thomas và những chia sẻ về cách nhận biết sớm triệu chứng nhồi máu cơ tim

9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, lượng máu tới nuôi tim đã bị suy giảm. Nhưng do cơ tim chưa bị tổn thương, nên các biểu hiện không xuất hiện rầm rộ và có thể khác nhau ở từng trường hợp. Theo số liệu thống kê, người bệnh có thể gặp 9 triệu chứng bất thường sau:

− Mệt mỏi: 100% người bệnh có hiện tượng mệt mỏi bất chợt mà trước đây không hề có. Nhiều người nói rằng, ngày thường họ vẫn có thể đi bộ 25 phút nhưng đột nhiên lại cảm thấy mệt mỏi, khó thở hơn. Triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều ngày liên tục và càng trở nên tồi tệ hơn khi cơn nhồi máu cơ tim đến gần. Một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nhầm lẫn mệt mỏi là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

− Lo lắng: Đây là dấu hiệu gặp ở 100% người bệnh nhồi máu cơ tim. Lo lắng xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi biến cố xảy ra.

− Đau hoặc tê cánh tay: Triệu chứng nhồi máu cơ tim này xảy ra ở 86% trường hợp. Nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim mô tả rằng họ bị đau đớn đến tột độ hoặc ngứa ran và sưng phù cánh tay.

− Khó thở: 86% bệnh nhân nhồi máu cơ tim mỗi khi hoạt động, thậm chí là làm những việc cực kỳ đơn giản như đi bộ từ nhà xe vào cửa hàng cũng bị khó thở kèm mệt mỏi lặp đi lặp lại.

− Buồn nôn, nôn, khó tiêu: Có 71% trường hợp gặp phải tình trạng này và thường nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa.

− Đau ngực, khó chịu vùng ngực: Mặc dù đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim, nhưng chỉ 57% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước này. Khởi phát cơn đau có thể là cảm giác ớn lạnh khắp cơ thể và rất dễ bị nhầm lẫn với cúm.

− Đau lưng, vai, đau hàm: 43% người bệnh có cơn đau xuất phát từ vùng ngực phía sau xương ức, sau đó lan ra lưng, vai và hàm.

− Chóng mặt: Mặc dù không đặc trưng nhưng thực tế cho thấy có đến 43% người bị choáng váng, hoa mắt bất chợt kèm với hiện tượng thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi trước cơn.

− Nhức đầu: Xảy ra ở 43% bệnh nhân, nhất là phụ nữ. Đau đầu thường đi liền với nhầm lẫn về mặt ý thức.

− Rối loạn giấc ngủ: 29% người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc trước cơn nhồi máu cơ tim

Mệt mỏi bất thường là triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim.

Phụ nữ có xu hướng gặp nhiều triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim không điển hình hơn so với nam giới. Họ ít bị đau thắt ngực hơn nhưng tình trạng mệt mỏi bất thường, lo lắng, đau đầu hoặc chóng mặt lại cao gấp 3 lần đàn ông. Thậm chí có người chỉ có triệu chứng rất nhỏ như môi bị tê hay ho khan dai dẳng. Vì vậy, phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh cần đặc biệt thận trọng và thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu này.

Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn ngừa huyết khối, xơ vữa mạch, phòng nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

Phải làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu tim?

Ngay khi có các triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây.

Nếu chính mình bị bệnh

– Dừng lại toàn bộ việc đang làm, ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, co đầu gối lên trên mặt phẳng nghiêng góc 75 độ so với mặt đất để giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Nới lỏng cổ áo

– Hít sâu, thở chậm và giữ bình tĩnh

– Gọi người thân hoặc 115 để được trợ giúp

-Trong thời gian chờ đợi, dùng ngay thuốc cấp cứu của bác sĩ kê, thường là nitrogIycerin viên đặt dưới lưỡi hoặc dạng xịt

– Nếu bác sĩ có chỉ định asprin có thể nhai ngay 1 viên cùng với dùng thuốc cấp cứu.

Nhai ngay một viên asprin trong thời gian chờ cấp cứu – nếu trước đó bạn được kê toa thuốc này.

Người thân bị bệnh

Trường hợp 1. Bệnh nhân tỉnh

Cho họ ngồi hoặc nằm nửa ngồi theo tư thế trên, yêu cầu người xung quanh không vây quanh để bệnh nhân thở; nới rộng quần áo nhưng đắp chăn hoặc áo khoác để giữ ấm; trấn an bệnh nhân và cho sử dụng aspirin với nitrogIycerin như trên.

Trường hợp 2. Bệnh nhân đã ngất đi

Hô hấp nhân tạo: Đặt bệnh nhân nằm xuống, thêm gối xuống dưới cổ, lấy vật lạ hoặc móc đờm dãi trong miệng bệnh nhân ra ngoài. Bịt mũi và dùng miệng mình ngậm kín miệng bệnh nhân, thở liên tục 2 hơi.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực bằng cách để người bệnh lên mặt phẳng cứng, quỳ gối bên trái, chồng hai tay lên nhau và đặt trước tim (giữa hai núm vú) rồi ấn sâu xuống, sau đó nới lỏng tay. Làm khoảng 60 lần/phút.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim cần được tiến hành nhanh chóng. Càng sơ cứu nhanh, bạn càng có nhiều cơ hội sống sót và giảm nguy cơ biến chứng sau nhồi máu cơ tim.

Cách phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát

Nhồi máu cơ tim có thể đe dọa tính mạng và để lại nhiều biến chứng nặng nề ( rối loạn nhịp tim, suy tim…). Vì vậy, dù đã bị nhồi máu cơ tim hay chưa, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa sớm bằng cách:

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, nếu thừa cân, bạn cần lên kế hoạch giảm cân sớm.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu đến mức tối đa.

– Ăn nhiều rau củ quả tươi, cá, các loại hạt thay cho thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn đóng hộp.

– Điều trị tốt bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.

– Tập thể dục hàng ngày hoặc tối thiểu 5 ngày/tuần.

Song song với đó, bạn có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim như TPCN Ích Tâm Khang. Nghiên cứu trên tạp chí Quốc Tế cho thấy, Ích Tâm Khang giúp giảm hiệu quả các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, xơ vữa động mạch vành và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim. Tác dụng này đã được nhiều người bệnh tim mạch công nhận. Cùng lắng nghe chia sẻ của qua video sau:

Nhồi máu cơ tim lấy đi tính mạng của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Vì vậy, hãy quan sát bản thân mỗi ngày, phát hiện sớm triệu chứng nhồi máu cơ tim và nắm rõ kinh nghiệm để cứu lấy trái tim khỏi cơn nguy kịch.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cảnh Báo Những Triệu Chứng Nhồi Máu Cơ Tim

Bệnh nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Mỗi năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu mình. Hàng năm, tại nước ta cũng có hàng nghìn bệnh nhân đã được cứu sống bằng phương pháp tim mạch can thiệp nhờ đến bệnh viện sớm.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim sớm thường bị bỏ qua.

Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các triệu chứng nhồi máu cơ tim sớm có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, người bệnh có thể không nhận thấy triệu chứng nhồi máu cơ tim này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.

Đau ngực – Triệu chứng nhồi máu cơ tim điển hình

Triệu chứng nhồi máu cơ tim sớm điển hình nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày.

Khó thở cũng có thể là triệu chứng nhồi máu cơ tim

Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng nhồi máu cơ tim khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp. Hiện nay, tại nước ta đã có hơn 55 trung tâm tim mạch can thiệp trên hơn 20 tỉnh thành trong toàn quốc. Khi nhồi máu cơ tim, các bạn nên đến những trung tâm tim mạch can thiệp này.

Khi có đau ngực, thậm chí bạn không chắc chắn là cơn đau ngực như miêu tả trên, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.

Chúng ta nên nhớ nên đến viện sớm nhất có thể khi nghi ngờ có những triệu chứng nhồi máu cơ tim

Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim?

Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.

Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.

Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.

Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.

Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Các xét nghiệm bạn sẽ được làm nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim

Điện tâm đồ: điện tâm đồ có thể giúp phát hiện được có nhồi máu hay không, có thể xác định vùng tổn thương, nhịp tim bất thường.

Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp cho chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Một số xét nghiệm máu giúp cho tiên lượng được nhồi máu cơ tim.

Chụp động mạch vành: chụp động mạch vành giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim hay không. Nó cũng giúp cho can thiệp động mạch vành bằng cách đặt stent vào chỗ tắc động mạch vành.

Nhận biết và đến bệnh viện sớm, cơ hội sống càng tăng

Hiện nay, các phương pháp tim mạch can thiệp có thể giúp mở thông lại động mạch vành giúp lập lại dòng máu và cứu sống bệnh nhân. Các phương pháp tim mạch can thiệp này có thể giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng, làm bệnh nhẹ đi, dự phòng hoặc giảm tối đa tổn thương cơ tim. Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ giúp cơ hội cho người bệnh cải thiện được nhiều nhất tiên lượng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả nhất nếu chúng ta làm trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu sẽ thu hiệu quả nhiều hơn. Chậm trễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện có trung tâm can thiệp sớm nhất có thể.

Những Triệu Chứng Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Biết những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Rất nhiều phụ nữ thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Nhận biết và phát hiện ra những triệu chứng không điển hình này là cách duy nhất giúp chị em được cấp cứu kịp thời, bảo toàn sức khoẻ sau nhồi máu cơ tim.

Phụ nữ thường bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn nam giới, các triệu chứng thường không rõ ràng, thêm vào đó còn ít được sự quan tâm chú ý. Những triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới lại khác nhau. Nói chung các dấu hiệu ban đầu có thể rất mơ hồ như mệt mỏi, nóng ran ở ngực…

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Y học “British Columbia” cho thấy tỷ lệ các cơn đau tim là 19% ở phụ nữ so với 13,7% ở nam giới. Điều gì đã xảy ra khi mà những dấu hiệu của bệnh thường bị bỏ qua ở người phụ nữ.

Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Ở nam giới cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay. Nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.

Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm…

Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp.

Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.

Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở

Ở đàn ông, cần cảnh báo các dấu hiệu khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất.

Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động.

Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.

Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu

Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng.

Tóm lại phần lớn những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim thường có dấu hiệu báo trước. Ở phụ nữ đừng bao giờ chủ quan, nếu thấy mệt mỏi ngày càng tăng, cảm thấy khó thở, lo lắng thì cần thăm khám bác sĩ.

Hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình, dù là thay đổi nhỏ nhất và đó là cách hữu hiệu để bảo toàn được sức khoẻ và tính mạng của mình trước cơn nhồi máu cơ tim.

BS Ái Thủy (Theo Amelioretasante)

Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/nhung-trieu-chung-canh-bao-nhoi-mau-co-tim-

2 Dấu Hiệu Sớm Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim Ai Cũng Cần Biết

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất của nhồi máu cơ tim là đau ngực, có thể chỉ là cơn đau rất nhẹ, thoáng qua hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Khó thở cũng thường xuất hiện kèm đau ngực.

Các bác sĩ khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới đây đã cấp cứu và điều trị thành công cho hai cụ bà trên 100 tuổi cùng bị nhồi máu cơ tim. May mắn cả hai cụ đều được đưa đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng sớm của nhồi máu cơ tim nên đều đáp ứng điều trị tốt.

Trước khi vào viện 30 phút, cụ Nguyễn Thị Đá, 111 tuổi (Đông Triều, Quảng Ninh) bỗng thấy đau ngực nhiều, khó thở. Thấy các triệu chứng này không đỡ, cụ được gia đình đưa đến bệnh viện. Tại đây, cụ được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, kèm tăng huyết áp, viêm phổi. Bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu, ổn định mảng xơ vữa, hạ huyết áp…

Tương tự, cụ bà Đỗ Thị Khược, 103 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) cũng có biểu hiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Sau 2 ngày, thấy tình trạng đau ngực, khó thở tăng, kèm cơn vã mồ hôi, cụ đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.

Sau 1 tuần điều trị, cụ bà Đỗ Thị Khược, 103 tuổi đã có thể xuất viện.

Qua thăm khám, cụ được xác định có cơn nhanh thất và rung nhĩ, tụt huyết áp 90/60 mmHg. Kết quả siêu âm tim cho thấy buồng tim giãn, thiếu máu nhiều vùng ở cơ tim, chức năng tim giảm. Cụ được chẩn đoán suy tim cấp do nhồi máu cơ tim cấp, được chỉ định điều trị tích cực với thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống suy tim, vận mạch nâng huyết áp…

Đến nay sau hơn một tuần điều trị, sức khỏe của hai cụ đã tiến triển tốt lên, có thể xuất viện.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Do ở nhóm tuổi này mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi, kèm các mảng xơ vữa lan tỏa gây hẹp lòng mạch, khiến cho tim co bóp bơm máu vào động mạch luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn.

Về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là tim dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi dưỡng, trong khi các mạch máu bị hẹp lại, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, với biến chứng nặng nề nhất là suy tim, sốc tim. Điều này khiến tim không thể thực hiện chức năng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào nến không được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất của nhồi máu cơ tim là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày.

Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.

Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.

Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc một nhánh động mạch vành (mạch máu nuôi quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm cho phần cơ tim bị chết đi (hoại tử). Tắc những nhánh mạch máu lớn có thể làm cho quả tim bị ngừng đập, hoặc nó có thể gây ra rối loạn nhịp chết người. Nhưng hiện nay may mắn cho chúng ta, các phương pháp tim mạch can thiệp có thể giúp mở thông lại động mạch vành giúp lập lại dòng máu và cứu sống bệnh nhân. Các phương pháp tim mạch can thiệp này có thể giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng, làm bệnh nhẹ đi, dự phòng hoặc giảm tối đa tổn thương cơ tim. Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ giúp cơ hội cho người bệnh cải thiện được nhiều nhất có tiên lượng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả nhất nếu chúng ta làm trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu sẽ thu hiệu quả nhiều hơn. Chậm chễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện có trung tâm can thiệp sớm nhất có thể.

Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim

– Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.

– Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.

– Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tìm sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.

– Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.

– Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Các dấu hiệu nào cảnh báo nhồi máu cơ tim

Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự ra không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra. Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹn thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.

Kể cả khi có đau ngực, thậm chí không giống cơn đau ngực như miêu tả trên, cũng cần đến bệnh viện kiểm tra. Nên nhớ cần đến ngay bệnh viện sớm nhất có thể khi có đau ngực nghi do nhồi máu cơ tim.

Biên tập bởi Cardocorz – Cao dong riềng đỏ

Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, mỗi năm cướp đi hơn 20 triệu người trên thế giới. Ai cũng biết mức độ tử vong nhanh chóng của nó nhưng không phải ai cũng đủ “sáng suốt” để nhận ra những dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện.

Tăng huyết áp, béo phì, mỡ máu, đái tháo đường, stress, hút thuốc lá, uống rượu bia…là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh tim mạch vành (còn gọi là bệnh thiếu máu tim cục bộ) nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim – là biến chứng gây đột tử với các triệu chứng điển hình sau :

Đau thắt ngực- triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim

Quả tim chúng ta giống như một cái bơm, có nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể, muốn thực hiện được nhiệm vụ đó tim cần 1 hệ mạch máu nuôi dưỡng gọi là hệ mạch vành. Nhồi máu cơ tim là tình trạng mạch vành bị tắc, do 2 nguyên nhân là mảng xơ vữa và cục máu đông. Khi đó máu không được lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim làm hoại tử vùng cơ tim gây đột tử, mà biểu hiện rõ nhất là cơn đau thắt ngực.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà tần suất cũng như mức độ đau ngực khác nhau, có người thường xuyên đau nhưng cũng có người rất ít đau, đôi khỉ chỉ làm cảm giác đau nhẹ, khó thở…Theo GS Vũ Đình Hải có tới 20 % trường hợp nhồi máu cơ tim không có cơn đau thắt ngực, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi, tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp…Tuy nhiên, tất cả những người có nguy cơ này đều có thể lên cơn nhồi máu cơ tim bất kỳ lúc nào.

Đây là triệu chứng thường thấy, cảnh báo sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thông thường khi máu không được lưu thông sẽ khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác khó thở, tức ngực, nặng nhọc nhất là những khi gắng sức hay hoạt động mạnh như chơi thể thao, leo cầu thang, đi bộ, khuân vác…Triệu chứng sẽ càng nặng hơn nếu kéo dài.

Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình có những biểu hiện giống như một cơn cảm cúm, nhưng dùng thuốc cảm cúm cũng không khỏi bạn có thể nghĩ đến tim mạch. Mệt mỏi, đau đầu cũng là một biểu hiện sớm của nhồi máu cơ tim, tim không được cung cấp đầy đủ máu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể, gây cho bạn cảm giác suy nhược, mất tinh thần, luôn cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi dù ngay cả khi bạn không vận động nặng. Khiến bạn mất ăn, kém ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Đây đều là nguyên nhân của thiếu máu tim cục bộ, khi máu không được cung cấp đầy đủ khiến tim không thể thực hiện được chức năng của mình. Thông thường cảm giác hoa mắt, chóng mặt rất thường xuyên gặp phải, nhất là những người hay vận động, đứng lên ngồi xuống, cảm giác có thể choáng váng. Thiếu máu người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.

Theo các chuyên gia tim mạch thì tê lạnh chân tay là dấu hiệu của tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu,nhiều trường hợp ra mồ hôi. Nhất là với những người chuẩn bị lên cơn nhồi máu cơ tim, cảm giác này rất rõ rệt, khiến bệnh nhân không trụ vững và ngã quỵ.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải bệnh nhân nhồi máu cơ tim nào cũng có những dấu hiệu báo trước, rất nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng rõ ràng nào cả, nó có thể đến bất ngờ khiến bạn “trở tay không kịp”. Vì vậy, cần nghiêm túc theo dõi những dấu hiệu trên cơ thể của mình để có phương pháp phòng ngừa.

Ngay khi phát hiện ra một trong các dấu hiệu trên , bạn cần nghĩ ngay đến những nguy cơ có thể mắc phải, chủ quan luôn khiến bệnh nặng thêm và có thể đe dọa đến tính mạng. Trang bị những kiến thức cần thiết và phòng ngừa từ xa luôn là cách bảo vệ trái tim bạn một cách tốt nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Triệu Chứng Cảnh Báo Sớm Nhồi Máu Cơ Tim: Biết Để Tự Cứu Mình trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!