Bạn đang xem bài viết 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đột Quỵ Chắc Chắn Bạn Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh đột quỵ thường xảy đến bất ngờ và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là gây tử vong. Do đó, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để có thể kịp thời xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này. Tìm hiểu ngay!Bệnh đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, vùng não bộ không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển các cơ quan trên cơ thể. Vì vậy, người bị đột quỵ nặng có thể tử vong, nhẹ thì phải gánh chịu những di chứng như: Liệt, méo mặt, mờ mắt, điếc tai…
Những người từ 50 tuổi trở lên là đối tượng chủ yếu bị đột quỵ, do lúc này, sức đề kháng đã suy giảm, tuần hoàn và lưu thông máu kém. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng mạnh, trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm
Đột quỵ được phân thành 2 loại chính, đó là nhồi máu não và xuất huyết não. Cụ thể:
Nhồi máu não (chiếm hơn 85%): Nhồi máu não còn được gọi là thiếu máu não cục bộ, xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và hoại tử, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà chúng chi phối.
Xuất huyết não (chiếm gần 15%): Tình trạng này xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não. Đột quỵ xuất huyết não thường do huyết áp cao kết hợp với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh… mà khởi phát.
Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng đột quỵ trở nên nguy hiểm là do bệnh không có triệu chứng báo hiệu kéo dài mà thường xảy ra đột ngột. Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây để có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân cũng như những người xung quanh, từ đó cấp cứu kịp thời.
Các vấn đề về thị lực như hoa mắt, nhìn 1 hóa 2, mờ hoặc mất thị lực ở một mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nhưng nhiều người nhầm tưởng là do tuổi già hoặc mệt mỏi, vì vậy không có hướng xử lý khi mắc phải tình trạng này, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Vấn đề về thị lực có thể là dấu hiệu cảnh báo bị đột quỵ
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị đột quỵ là mặt méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Nếu còn nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo miệng có thể sẽ nhìn rõ hơn.
Người bị đột quỵ có thể thấy một số sự bất thường ở tay diễn tiến từ từ như: Tê mỏi một bên tay, vụng về trong những thao tác. Ngoài ra, bệnh có thể được biểu hiện ở chân như: Đi dễ vấp té, bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường, nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép,…
Nên chú ý khi có sự bất thường ở tay, chân Khác lạ trong lời nói
Một số người bị đột quỵ có triệu chứng nói khó, nói không rõ, chậm chạp và ngắc ngứ hơn bình thường hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Khi đó, bạn có thể yêu cầu bệnh nhân nhắc lại một vài câu đơn giản để kiểm tra tình trạng khó nói của họ.
Trong một số trường hợp, tình trạng đau nửa đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ, do vậy bạn không nên chủ quan. Điều này được lý giải rằng, trong cơn đột quỵ, lưu lượng máu đến não bị chặn hoặc cắt đứt do mạch máu não tắc nghẽn, từ đó gây ra những tổn thương dẫn đến một cơn đau nửa đầu đột ngột hoặc đau cả vùng đầu.
Hãy dè chừng khi đột ngột bị đau nửa đầu
Ngoài 5 triệu chứng phổ biến trên, một số biểu hiện khác cũng có thể cảnh báo đột quỵ như: Đau đầu dữ dội, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường, mất ý thức,…
Để tìm hiểu kỹ hơn về những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, mời bạn cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Dương Trọng Hiếu trong video sau:
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ sẽ giúp chúng ta có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên lưu tâm những dấu hiệu mà bài viết đã nêu trên. Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Cụ thể, nattokinase có khả năng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp – đối tượng có tỷ lệ đột quỵ cao.
Đây là sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia đánh giá cao nhờ tác dụng tích cực và hiệu quả bền vững, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích sâu hơn về công dụng của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 . Thu Trang *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Những Dấu Hiệu Đột Quỵ Chết Người Nếu Bỏ Qua
Cơn đột quỵ xảy ra đột ngột, tuy nhiên, trước đó, một tuần đến vài tháng, cơ thể đã phát ra các tín hiệu cảnh báo. Song vì chủ quan hoặc thiếu hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu mà người dân thường bỏ lỡ cơ hội tự cứu chính mình.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Trung Thành, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dấu hiệu cảnh báo sớm và đặc trưng nhất của bệnh lý đột quỵ là cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do sự ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn.
Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua là một cơn đột quỵ nhẹ, xảy ra nhanh chóng, chỉ một vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ đau đầu, chóng mặt, tay chân tê bì, yếu nửa người, khó nói, khó đi lại, mặt rủ xuống một bên, miệng lệch… Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường nên người bệnh nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi.
Bác sĩ Thành cho biết, khoảng 7% bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 1 tuần và trên 14% những bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó.
“Bỏ qua dấu hiệu này, bạn khiến cái chết do đột quỵ đến gần mình hơn”, bác sĩ Thành nói.
Do đó, khi thấy những bất thường, người bệnh cần ngay lập tức đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn phòng ngừa bệnh đột quỵ trước khi mọi việc trở nên quá muộn. Các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp gồm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, nếu bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu. Hoặc điều trị bệnh lý nền, là nguyên nhân gây ra đột quỵ như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, bệnh lý tăng đông máu…
Đồng thời, người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc kháng đông máu để phòng ngừa đột quỵ tái phát thực sự.
Dấu hiệu thứ hai là tăng huyết áp. Bác sĩ Thành cho biết, nếu huyết áp một người ở mức 180 mmHg (người bình thường dưới 140/90 mmHg) là tình trạng sức khỏe ở mức “báo động đỏ”. Hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người bệnh nếu xuất hiện các tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn thì đột quỵ đã cận kề. Đây được coi là tăng huyết áp cấp cứu, cần cấp cứu ngay trong 1-2 giờ. Nếu bỏ lỡ, nguy cơ tử vong rất cao.
Sơ cứu sai làm tăng di chứng đột quỵ và tỷ lệ tử vong. N ăm 2019 bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận 1025 ca đột quỵ, nhưng chỉ 93 trường hợp đến cấp cứu trong khung thời gian có thể tái thông mạch máu. Tức là có đến 90% bệnh nhân đến viện quá muộn, tình trạng đột quỵ đã nặng, bác sĩ không thể can thiệp được nhiều.
Thời gian vàng cứu sống bệnh nhân đột quỵ là từ 0-6 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Song vì thiếu kiến thức, thân nhân người bệnh thao tác sai, thừa. Có trường hợp người nhà cạo gió, bệnh nhân đến tím người, bấm huyệt, châm cứu không hiệu quả, tình trạng nguy kịch hơn mới đưa đến bệnh viện. Nhiều người nhầm lẫn đột quỵ với tụt đường huyết, cho người bệnh ăn uống khiến thức ăn trào ngược vào đường thở rất nguy hiểm.
Bác sĩ Thành khuyên người dân nên chủ động phòng ngừa và tìm hiểu các dấu hiệu đột quỵ để sơ cứu đúng. Quan trọng nhất, phải gọi cấp cứu, đưa vào viện càng nhanh càng tốt khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ. Việc đưa bệnh nhân đến đúng cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị đột quỵ ngay từ đầu sẽ rút ngắn thời gian não bị tổn thương.
Theo bác sĩ Thành, từ năm 2016, điều trị đột quỵ não bằng tái thông mạch máu đã rất phổ biến và được chứng minh hiệu quả cao. Phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ, được áp dụng trong 6 giờ đầu tiên. Tất cả bệnh nhân đều hồi phục tốt, giảm thiểu di chứng đột quỵ tối đa.
Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não là bệnh lý do tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tại nước ta, ước tính hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột qụy, khoảng 50% trong số đó tử vong.
Theo Báo Vnexpress
Các Dấu Hiệu Chắc Chắn Rằng Bạn Bị Viêm Xoang.
Viêm xoang là bệnh về tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam chúng ta. Bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và hiệu quả công việc hàng ngày của người bệnh. Cần nắm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để có thể chữa trị kịp thời.
Viêm xoang là gì?
Cấu trúc của khoang mũi và các xoang: Khuôn mặt được cấu tạo bởi nhiều xương nhỏ ghép lại, tạo ra nhiều hốc rỗng trong khung xương. Những hốc rỗng này cấu hình nên các bộ phận bao gồm mũi ngoài (khoang mũi), mũi trong (hốc mũi) và các xoang cạnh mũi.
Xoang chính là phần sụn xốp phía bên trong xương hay còn gọi là ruột xương, có cấu trúc nhiều hang hốc như san hô. Chức năng của nó là chứa đựng và lưu thông các chất để nuôi xương, làm giảm tỉ trọng của xương mặt, đồng thời góp phần tạo độ vang, ấm và truyền cảm cho giọng nói.
Cấu tạo khoang mũi chia thành 8 nhóm xoang xếp thành bốn đôi tương xứng ở hai bên hốc mũi, mỗi vị trí sẽ có nhưng tên gọi khác nhau như: Xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và khoảng 15 – 17 xoang sàng.
Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt… Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 – 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 – 8 tuần.
Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.
XEM THÊM THÔNG TIN:
Dấu hiệu – Triệu chứng viêm xoang:
Thông thường, viêm xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như: Nghẹt mũi, Giảm khứu giác, Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc; Dịch mũi chảy xuống họng, Ho, Hơi thở có mùi hôi, Đau răng hàm trên, Sốt…
Đau nhức:
Vùng xoang bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức và tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm mà người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó.
Viêm xoang hàm: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng má.
Viêm xoang trán: Người bệnh bị nhức giữa 2 lông mày, đau nhức trong khung giờ nhất định (thường là 10 giờ sáng).
Viêm xoang sàng trước: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.
Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Người bệnh cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường xuyên cũng là dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi tối khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm tỉnh dậy. Người bệnh có thể nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và rất mệt mỏi. Khi mà ngạt mũi, tắc mũi có thể bệnh nhân phải thở bằng miệng, mũi mất khả năng ngửi và tạm thời không nhận biết được mùi.
Điếc mũi
Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nặng, nó sẽ gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.
Những dấu hiệu bị viêm xoang khác
Ngoài những biểu hiện của viêm xoang kể trên còn có một số biểu hiện khác như:
Hắt hơi sổ mũi liên tục
Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Khi nghiêng người về phía trước sẽ có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.
Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh.
Người bệnh không thể tập trung và không muốn ăn.
Triệu chứng viêm xoang nặng là viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm xoang như:
Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm. Ví dụ: dị ứng, polyp mũi…
Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang
Do các rối loạn di truyền như xơ nang
Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
Phụ nữ trong thời gian mang thai
Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
Người hút thuốc lá
Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
Khi thấy các dấu hiệu người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc, hút rửa mũi xoang, xông mũi, phẫu thuật…
XEM THÊM THÔNG TIN:
Phòng bệnh viêm xoang từ cách sống và thói quen sinh hoạt:
Luôn giữ ấm cơ thể nhất trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
Đeo khẩu trang khi đi ra đường. Điều này không những giúp giữ ấm mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
Vệ sinh mũi họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi thức dậy, sau mỗi bữa ăn. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ phòng bệnh viêm xoang hiệu quả.
Nếu mắc bệnh viêm xoang mãn tính cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và tái khám định kỳ.
Không uống nhiều rượu bia và các chất có cồn.
Tập bỏ thói quen hút thuốc lá.
Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày để tránh các bệnh về tai mũi họng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị bệnh này cần đi khám ngay để được điều trị sớm, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nếu bạn đang cung cấp thuốc trị viêm xoang tốt, vui lòng liên hệ với đội ngũ chúng tôi qua số: 0888.7999.38 (Mr. Cường) để chúng tôi có thông tin tốt gửi đến quý bạn đọc.
Những Dấu Hiệu Đột Quỵ Ở Phụ Nữ Dễ Bị Bỏ Qua
Hầu hết mọi người thường cho rằng đột quỵ chỉ xuất hiện khi tuổi già ập đến. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ phụ nữ trẻ bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng.
Vì sao phụ nữ rất dễ bị đột quỵ? Nicole Weinberg, bác sĩ chuyên khoa tim mạch thuộc Trung tâm y tế Providence Saint John’s Health Center ở California cho biết: “Ở phụ nữ, mức độ hormone cao hơn, đặc biệt là estrogen, sẽ làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các mạch máu. Chúng tác động đến quá trình co giãn của các mạch và rất dễ phải cắt bỏ động mạch và những cục máu đông”.
Nguy cơ đột quỵ càng tăng cao ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc lá, ma túy và ở cả những bà mẹ đang mang thai.
Tất cả các cơn đột quỵ đều cần điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.
Các dấu hiệu nhận biết: Khuôn mặt bạn không phản ứng
Khuôn mặt của bạn có thể cảm thấy tê liệt hoặc không phản ứng nhanh nhạy, đặc biệt là ở một bên, ví dụ như bạn mỉm cười và một góc miệng sẽ không di chuyển. Đây thường là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ mà mọi người chú ý, theo CDC. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua dấu hiệu này, đặc biệt là nếu nó xảy ra với các triệu chứng bên dưới, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Bạn cảm thấy mất ý thức và yếu đuối
Cánh tay của bạn sẽ không cử động linh hoạt như bình thường. Điều này thường xảy ra ở một bên cơ thể của bạn, trong trường hợp đột quỵ, khi nhấc hai tay lên và giữ chúng trong 5 giây ở góc 90 độ, 1 tay sẽ bị rơi xuống. Bên cạnh đó, nếu đột nhiên cơ thể cảm thấy uể oải, khuôn mặt trở nên đỏ, khó thở và đánh trống ngực thì rất có thể cơn đột quỵ sắp xảy ra.
Chóng mặt
Mặc dù hầu hết các cơn đau tim không làm cho bạn đột nhiên mất ý thức, chúng có thể làm giảm hoặc cắt dòng máu mang oxy đến tim và não, điều này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt.
Đau cơ thể
Hầu hết các triệu chứng đột quỵ thường là tê, yếu hoặc ngứa ran mà không đau nhưng ở phụ nữ có thể xuất hiện cơn đau đầu dữ dội và đau ở phía bên cơ thể bị ảnh hưởng. Cơn nhức đầu xuất hiện đột ngột, và đôi khi kèm theo các triệu chứng buồn nôn và nôn. Một triệu chứng khác của cơn đột quỵ là đau cấp tính ở một bên mặt, một bên cơ thể hoặc ở một trong các chi. Cơn đau tỏa ra phía sau, vai, cánh tay, cổ hoặc hàm.
Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi sau một đêm không ngủ hoặc một ngày căng thẳng là điều bình thường. Nhưng hơn một nửa số phụ nữ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi hoặc yếu khoảng một tháng trước khi bị đau tim.
Đổ mồ hôi
Trừ khi bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh hoặc vừa tập thể dục, ra mồ hôi lạnh hoặc đổ mồ hôi quá mức có thể báo hiệu một cơn đau tim, kích hoạt hệ thần kinh.
Khó thở
Khó thở có thể là một dấu hiệu bất thường sau khi đột quỵ khởi phát. Khó thở mà không có bất kỳ tiền sử nào về vấn đề hô hấp là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không nên bỏ qua.
Nấc cụt liên tục
Thông thường, những tiếng nấc cụt sẽ kéo dài trong khoảng 30 giây và chấm dứt. Nhưng nếu bạn bị nấc cụt dai dẳng, khó chữa, nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Bạn bị co giật
Đột quỵ rất nguy hiểm vì chúng có thể nhanh chóng gây tổn thương não – và co giật có thể là một dấu hiệu của tổn thương não. Nếu bạn bị cơn co giật đột ngột, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo Tiền Phong
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đột Quỵ Chắc Chắn Bạn Không Thể Bỏ Qua trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!