Bạn đang xem bài viết 5 Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Bạn Cần Phải Chú Ý được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp có thể gặp nhiều khó khăn vì rất dễ bị nhầm lẫn với một số triệu chứng bệnh khác. Phần lớn biểu hiện thường gặp nhất chính là các cơn đau đột ngột và sự sưng viêm của niêm mạc dạ dày. Việc nhận biết triệu chứng của bệnh và điều trị từ sớm đóng vai trò quan trọng, bởi bệnh chưa chuyển sang mãn tính và dễ điều trị hơn nhiều.Viêm dạ dày cấp tính
Dạ dày là một phần của hệ thống tiêu hóa và được xem là một trong những phần quan trọng nhất của “bộ máy” này. Dạ dày đóng vai trò phá vỡ thức ăn và tiêu hóa chúng bằng dịch axit. Với vị trí nằm giữa thực quản và ruột non, dạ dày được bảo vệ bằng lớp lót ngăn chặn axit tiêu hóa. Tuy nhiên khi lớp lót này bị tổn thương, bị kích thích thì có thể gây ra bệnh viêm dạ dày cấp.
Chú ý rằng viêm dạ dày chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Trong khi viêm dạ dày ruột có thể gây ảnh hưởng đến cả dạ dày và ruột. Và ở dạng viêm dạ dày cấp tính, tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột ở niêm mạc dạ dày không phải là điều hiếm gặp.
Các cơn đau xuất hiện nhanh và biến mất cũng sẽ ngắn hơn so với viêm dạ dày mạn tính. Tuy nhiên cường độ của cơn đau sẽ rất mạnh mẽ, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và đau đớn, bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.
5 Dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp
Một số người bị viêm dạ dày cấp có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người khác thì có thể xuất hiện các triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nặng.
Một số dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp thường gặp là
1. Mất cảm giác ngon miệng, nhạt miệng
Viêm dạ dày cấp tạo thành ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác của bệnh nhân. Việc tăng tiết dịch axit và niêm mạc sưng tấy là nguyên nhân làm rối loạn tiêu hóa. Hơi axit thoát ra qua đường thực quản có thể khiến bệnh nhân mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày, từ đó làm mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là đắng miệng.
Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy bụng căng cứng, khó tiêu. Trong trường hợp viêm dạ dày cấp mức độ nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng trên dữ dội trước/ sau khi ăn.
3. Buồn nôn, nôn ra máu
Tình trạng xuất hiện cảm giác nôn khan hoặc thật sự nôn là một dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp thường gặp. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ kích thích nhu động ruột, từ đó tạo thành cảm giác nôn ói.
Với bệnh nhân bị nôn ra máu, có thể đó là cảnh báo cho tình trạng xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm và nghiêm trọng.
4. Phân đen, hắc ín
Một cách để nhận biết tình trạng bệnh viêm dạ dày cấp nữa chính là quan sát phân. Người bị viêm dạ dày cấp có thể xuất hiện tình trạng đi phân đen, phân có xen lẫn tia máu. Đây cũng là dấu hiệu cho việc dạ dày bị chảy máu và hệ tiêu hóa bị tổn thương.
5. Đau đớn, mệt mỏi
Viêm dạ dày cấp luôn gây ra các cơn đau tại vùng dạ dày lẫn vùng xung quanh. Người bệnh có thể phải nhờ đến các loại thuốc chữa dạ dày chuyên biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng này.
Ta có thể thấy được rằng một số dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp có thể được phát hiện trong các cảnh báo về sức khỏe bệnh lý khác. Vì vậy rất khó để xác nhận chính xác bệnh viêm dạ dày cấp tính mà không liên hệ với bác sĩ.
Việc gặp các chuyên gia và tiến hành thăm khám, chẩn đoán là điều cần thiết. Khi cảm thấy những bất ổn trong cơ thể hoặc xuất hiện một (nhiều) các biểu hiện trên trong thời gian dài (7-10 ngày), hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Một số bệnh lý thường bị nhầm lẫn
Loét dạ dày, có thể đi kèm với viêm dạ dày
Bệnh Crohn: tình trạng viêm mãn tính đường tiêu hóa
Sỏi mật, bệnh túi mật
Ngộ độc thực phẩm
Và một số bệnh khác
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính
Khi được sắp xếp để nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể sẽ phải thực hiện một số các xét nghiệm để chẩn đoán. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khám tổng quát bằng cách theo dõi các biểu hiện bệnh mà bạn đang mắc phải.
Một số chẩn đoán dùng cho viêm dạ dày cấp tính là
Điều trị viêm dạ dày cấp
Sau khi cho ra kết quả cuối cùng, các bác sĩ sẽ kết hợp và đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể nhằm chữa trị viêm dạ dày cấp. Thông thường việc điều trị này sẽ bao gồm sự kết hợp của
Dùng thuốc: các loại thuốc không kê toa và thuốc không kê toa (thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế sản xuất axit,…)
Chăm sóc tại nhà: xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày cấp và sinh hoạt hằng ngày dưới sự giám sát của chuyên gia dinh dưỡng.
Phòng bệnh: quan tâm đến vấn đề vệ sinh, thay đổi loại thuốc điều trị bệnh và lối sống lành mạnh lâu dài nhằm ngăn ngừa tái phát.
Thông qua việc tham khảo cách nhận biết 5 dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp, bạn hoàn toàn có thể đưa ra cách quản lý và chăm sóc sức khỏe bản thân phù hợp. Viêm dạ dày cấp có thể được giải quyết nhanh chóng khi việc điều trị đi đúng hướng và đem lại hiệu quả. Phát hiện sớm cũng là một ưu thế trong việc chữa trị viêm dạ dày cấp mà bạn không nên bỏ qua. Chính vì thế, việc khám tổng quát định kỳ mỗi năm là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo sức khỏe.
Những Dấu Hiệu Cho Thấy Gan Đang Suy Yếu, Bạn Cần Chú Ý?
Gan là một trong những cơ quan giải độc của cơ thể. Mỗi ngày, gan làm việc rất chăm chỉ nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nó có thể “căng thẳng”. Nếu gan không hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi độc tố thành chất thải an toàn, chúng sẽ tích tụ dần trong các mô mỡ để đến khi gan khỏe mạnh trở lại mới bài tiết ra ngoài cơ thể.
Gan chịu trách nhiệm duy trì mức đường huyết bình thường. Khi gan căng thẳng, bạn có thể thường xuyên gặp tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Thông thường, gan sẽ có quá trình xử lý glucose sau mỗi bữa ăn của bạn. Nhưng nếu gan không hoạt động đúng chức năng, không thể giải phóng glucose được tích trữ vào máu, mức đường huyết sẽ giảm dần. Và hệ quả là bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, choáng váng và mất tập trung
Tâm trạng và trí nhớ của bạn phụ thuộc vào tình trạng của não. Khi chất độc trong cơ thể không được gan thải ra, xâm nhập vào não, bạn sẽ gặp vấn đề với việc ghi nhớ và thay đổi tâm trạng thất thường.
Những người thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm các bệnh do virus khác thường nghĩ rằng nguyên nhân là thiếu vitamin C. Nhưng ít người biết rằng, gan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. KHi gan khỏe mạnh thì cơ thể bạn cũng khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh tốt hơn.
Ngưng thở lúc ngủ là tình trạng bạn có thể bị gián đoạn hô hấp hoặc ngưng thở trong khoảng 10 giây khi ngủ. Trong một vài trường hợp, bạn có thể ngưng thở tới 2 -3 phút và tổng quãng thời gian bị gián đoạn hô hấp lên tơi hơn nửa giờ mỗi đêm. Một trong những biểu hiện rõ nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngủ ngáy.
Nếu bạn gặp triệu chứng này, có thể gan của bạn hoạt động không bình thường. Hãy đi kiểm tra sớm và điều trị kịp thời.
-Giảm lượng đường bạn nạp vào cơ thể còn ít hơn 20g/ngày.
-Cắt giảm lượng dầu mỡ trong chế độ ăn.
– Tránh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga…
-Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
-Tăng lượng rau xanh trong thực đơn hàng ngày.
-Bổ sung các loại gia vị có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như hành, tỏi…
Các Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai Mà Các Bạn Cần Chú Ý
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn, gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai. Triệu chứng của bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn khác nhau, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, khiến cho người bệnh chủ quan.
Xoắn khuẩn có hình lo xo, có từ 6 đến 10 vòng xoắn. Ở môi trường thích hợp bên ngoài, chúng có thể sống đến 2 ngày. Mặc dù được đánh giá là xoắn khuẩn yếu, nhưng chúng chỉ bất động khi môi trường ngoài xuống dưới -20C và ở nhiệt độ cao là 45C chúng vẫn có thể tồn tại đến 30 phút.
Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau:
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 7-60 ngày, bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh giang mai.
Giai đoạn đầu, triệu chứng giang mai đặc trưng chính là các săng giang mai, hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền, hơi rắn, màu đỏ và không mủ… người bệnh không thấy đau đớn hay ngứa ngáy gì cả.
Săng giang mai xuất hiện tập trung ở vị trí đầu tiên mà giang mai xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là bộ phận sinh dục cùng hậu môn của cả nam và nữ như quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, rãnh quy đầu ở nam; ở hai môi lớn bé, cổ tử cung và âm đạo của nữ.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2:
Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bệnh nhân bước vào giai đoạn 2 của giang mai với các biểu hiện toàn thân.
Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn này chính là các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không đau nổi cao trên bề mặt da; các sẩn và mảng sẩn, nốt phỏng nước, … tập trung chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng và các chi trên.
Ngoài ra, bệnh giang mai còn gây nên các triệu chứng toàn thân như sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, … xuất hiện từ 3 đến 6 tuần rồi biến mất.
Sau giai đoạn 2, bệnh nhân bước vào giai đoạn tiềm ẩn của giang mai. Trong giai đoạn này, giang mai hầu như không gây ra biểu hiện gì đặc biệt, nên bệnh nhân rất khó phát hiện mình bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 3
Đây là giai đoạn cuối của giang mai, bệnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mọi cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, bao gồm hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, thận… Các biểu hiện của giang mai giai đoạn này bao gồm:
Gôm giang mai: Lúc đầu chắc, mềm dần và loét, chảy mủ. Khi mủ chảy hết thì ổ loét sẽ bị sẹo hóa, gây ra ổ loét tròn.
Củ giang mai: Xuất hiện gồ lên trên bề mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1cm, tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai sẽ dần hoại tử, tạo loét, lành muộn và tạo sẹo.
Giang mai giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Các tổn thương hầu như là không thể thay đổi.
Các Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Mũi Xoang Cần Chú Ý
Chưa có kết luận chính xác về “thủ phạm” gây ung thư mũi xoang. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc ung thư mũi xoang bạn cần biết:
Hút thuốc lá trong thời gian dài hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
Độ tuổi trên 40, thường gặp ở nam giới hơn.
Nhiễm virút gây u nhú và lây qua đường tình dục: virút HPV.
Đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc với bụi bặm, hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn và radium,… như nghề: thợ mộc, nhà máy cưa, thợ dệt, thợ làm giày, thợ xi tráng kim loại, thợ sản xuất gia vị hoặc thợ làm bánh,…
Triệu chứng ung thư mũi xoang thường gặp
Cũng như nhiều bệnh ung thư khác, biểu hiện bệnh ung thư mũi xoang thường không đặc thù nên nhiều người thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Cũng không ít trường hợp khám chữa khi khối u lớn gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Nghẹt mũi kéo dài: Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc đầu thường chỉ nghẹt 1 bên, nhưng về sau khi nặng có thể nghẹt cả 2 bên.
Sưng mắt: Mắt sưng không có lý do, hoặc đột nhiên bị lé, hay nhìn đôi.
Khứu giác kém nhạy: Bệnh nhân bị ung thư mũi xoang thường khả năng nhận biết mùi giảm, một số trường hợp nặng có thể “điếc mũi”: không còn khả năng nhận diện mùi.
Có cảm giác “căng căng nằng nặng” ở khu vực các xoang.
Đau các bộ phận khác trên mặt: đau tê ở nhiều bộ phận trên mặt, đặc biệt là má kéo dài.
Đau đầu hoặc đau ở vị trí các xoang nhưng uống thuốc giảm đau thường ít có tác dụng.
Chảy máu mũi thường xuyên: Lúc đầu chảy ít và nhầm tưởng là chảy máu cam, nhưng về sau chúng xuất hiện thường xuyên mà không bị chấn thương nào.
Điều trị ung thư mũi xoang thường áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị kết hợp. Do đó không thể chữa trị tại nhà mà ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạn nên thăm khám và chữa trị kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Bạn Cần Phải Chú Ý trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!