Bạn đang xem bài viết 3 Cách Chữa Bệnh Khô Khớp Vai Theo Đông, Tây Y Và Dân Gian được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước khi tìm cách chữa bệnh khô khớp vai thì chúng ta cần hiểu khô khớp vai thuộc nhóm bệnh thoái hóa khớp, xảy ra tại vai. Khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục khục khi vận động, cử động tay, hoặc nắn bóp vai. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do: thoái hóa xương khớp, thói quen sinh hoạt và vận động không đúng cách, thiếu dưỡng chất hoặc do những bệnh lý ở khớp.
Bệnh khô khớp vai gây nên những cơn đau nhức, khó chịu tại vai, thậm chí lan xuống cánh tay, khiến mọi hoạt động cầm nắm bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn là xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ tại vai, kèm theo những cơn sốt nhẹ. Đây là những triệu chứng của viêm, người bệnh không thể chủ quan được nữa.
Vì vậy, cần sớm tìm cách chữa bệnh khô khớp vai. Nếu điều trị kịp thời có thể giúp phục hồi hoàn toàn với tỷ lệ 100% như ban đầu.
3 cách chữa bệnh khô khớp vai
1. Cách chữa bệnh khô khớp vai theo Tây y
Sử dụng thuốc
Thuốc sử dụng để chữa khô bệnh khô khớp vai bao gồm các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tiêm acid Hyaluronic nội khớp để tăng cường dịch nhầy bôi trơn khớp. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng, theo liệu trình của bác sĩ kê đơn.
Chữa bệnh khô khớp vai bằng vật lý trị liệu
Trị liệu bằng nhiệt, kích thích điện hay các bài tập hỗ trợ kích thích sản sinh dịch bôi trơn và phục hồi sụn khớp là những cách trị liệu được áp dụng. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để chống lại các cơn đau.
Phẫu thuật chữa bệnh khô khớp vai
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, các cơn đau dữ gội, khớp bị hư hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc thay thế khớp) để chữa bệnh khô khớp vai. Hiệu quả tuy cao nhưng đôi khi vẫn có những rủi ro hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Chi phí để thực hiện phương pháp này cũng khá cao.
2. Cách chữa bệnh khô khớp vai theo Đông y
Phương pháp chữa bằng Đông y giúp tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, cho hiệu quả lâu dài, an toàn, không tác dụng phụ.
Bài thuốc Đông y chữa khô khớp vai
1 số bài thuốc Đông y chữa khô khớp vai chứa các thành phần: Độc hoạt, Phòng phong, Đương quy, Ngưu tất, Tang ký sinh, Quế chi…
Châm cứu
Châm cứu tác động lên các huyệt vị tại vùng khớp vai, giúp lưu thông khí huyết, giảm ứ trệ, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, giúp dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn, giảm tình trạng khô khớp vai.
Bấm huyệt
Bấm huyệt cũng là 1 trong những cách chữa bệnh khô khớp vai bằng động tác cơ học (day, ấn), giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường máu và chất dinh dưỡng đến vùng khớp vai bị khô. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, các cơn đau cũng bị đẩy lùi.
3. Cách chữa bệnh khô khớp vai theo bằng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa khô khớp vai sử dụng đến những thảo dược tự nhiên, có tác dụng chống viêm, giảm đau như: ngải cứu, đậu bắp, lá lốt, cây trinh nữ, xấu hổ hay bột quế mật ong… Dùng để uống, ngâm rượu hay đắp đều có công dụng tốt cho xương khớp.
Bài thuốc chữa khô khớp vai bằng ngải cứu
Dùng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch.
Cho ngải cứu vào bát to, thêm vài hạt muối rồi đổ nước nóng lên.
Khi ngải cứu quắt bớt lại và chuyển màu sẫm thì lấy ra và đắp lên khớp vai bị khô.
Thực hiện hàng ngày sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Nguồn: chúng tôi
Tây Y Hay Đông Y Cũng Thua 3 Bài Chữa Thấp Khớp Bằng Thuốc Nam Đơn Giản Này!
Tình trạng bệnh thấp khớp ở nước ta hiện nay
Ngày nay, các vấn đề về xương khớp, bao gồm cả bệnh thấp khớp không còn là nỗi lo của “hội người cao tuổi” mà đã là nỗi ám ảnh chung của toàn xã hội, bởi bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi và di chứng mà bệnh để lại quá nguy hiểm.
Theo một thống kê chưa chính thức, có đến 30% người trong độ tuổi từ 35 – 65 mắc các bệnh về xương khớp, 60% người trong độ tuổi 65 – 80 tương tự và 85% từ 85 tuổi trở lên cũng bị thoái hóa xương khớp. Qua số liệu trên, bệnh thấp khớp đang tạo ra gánh nặng lớn đối với xã hội hiện tại. Vậy đâu là phương thuốc để điều trị bệnh thấp khớp?
Bệnh nhân viêm đa khớp có thể được chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam
Ngoài sự phát triển của y học hiện đại, những bệnh nhân bị thấp khớp vẫn thường áp dụng phương pháp không mới nhưng cũng không cũ từ y học dân gian để điều trị, đó là chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam. Hầu hết những bài thuốc đều được lưu truyền từ xa xưa nhưng đến nay vẫn phát huy tác dụng làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên. Vậy chữa bệnh viêm đa khớp bằng thuốc nam như thế nào?
Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam
Chúng ta có thể kết hợp nhiều loại thảo dược khác nhau để sắc uống. Ưu điểm chính của các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên là vô cùng lành tính, không gây ra nhiều tác dụng phụ nên phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Nguyên liệu:
– Thiên niên kiện – thực vật thuộc họ ráy khoảng 10g
– Cỏ xước (còn gọi là ngưu tất nam) – thực vật thuộc họ dền khoảng 10g
– Xuyên khung khoảng 10g – một loại thực vật có hòa trong họ Hoa tán
– Kê đằng khoảng 20g.
– Ngải diệp hay còn gọi là ngãi cứu – khoảng 16g thêm tất bát (12g)
– Ngũ gia bì (16g) – một loại thực vật có hoa trong họ Cuồng Cuồng
– Quế (8g) và cẩu tích (10g) một loại dương xỉ mộc.
Sắc các loại này, lấy nước để uống sẽ là cách chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam hiệu quả.
Cỏ xước có tác dụng tốt trong chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam Nguyên liệu:
– Ngải diệp khoảng 24g
– Nam tục đoạn khoảng 24g – một loại cây thân thảo
– Trinh nữ (24g) một loại thực vật thuộc họ đậu
– Ngũ gia bì khoảng 24g
– Đơn hoa khoảng 24g
– Cối xay (24g) – một loại cây thuộc họ Cẩm qùy
– Kê huyết đằng (24g) và cuối cùng là xa tiền thảo (24g) hay dân gian gọi là cây mã đề.
Cũng đem sắc như thần dược thứ nhất chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam. Bài thuốc này vừa trị được bệnh thấp khớp, vừa lợi tiểu và thanh lọc cơ thể.
Cây xấu hổ – một loại thực vật quen thuộc với nhiều người. Khi nhắc đến cây xấu hổ y học nhận định đây là một loại thảo dược quý đcó tác dụng chữa các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thấp khớp.
Cây xấu hổ có thể dễ dàng kiếm ở các đám cây cỏ bụi, ven ruộng, … Chúng ta hái một ít vể, đem rửa sạch, sau đó có thể dùng ngay hoặc phơi khô để sắc uống dần. Kiên trì sử dụng cây xấu hổ, bạn sẽ cảm thấy xương khớp đỡ nhức mỏi, ngoài ra, với loại thực vật này còn có tác dụng tốt với hệ thần kinh trung ương, tốt cho người mất ngủ.
Cây xấu hổ, thực vật dễ kiếm để chữa bệnh viêm đa khớp bằng thuốc nam
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc trên, các bạn cũng nên luyện tập thể dục thường xuyên không những giúp xương khớp dẻo dai, mà còn giúp cho hệ tim mạch luôn mạnh khỏe, giảm cân cũng rất tốt. Kết hợp ăn uống hợp lý, đủ các chất vitamin, chất đạm, chất béo để cơ thể không bị thiếu chất dẫn đến bệnh xương khớp.
Hy vọng các thông tin về chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam kể trên sẽ nhanh chóng trở thành “cứu cánh” cho người bệnh.
ĐỌC CHẬM: Kiến thức dành cho cha mẹ: điều trị thấp khớp cấp ở trẻ em
Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Khô Khớp Vai
Khô khớp vai là bệnh lý gây nhiều phiền phức cho người bệnh, chỉ cần cử động nhẹ cũng khiến bả vai phát ra tiếng kêu lục khục và làm bạn đau nhức. Nếu không tìm hiểu sớm nguyên nhân gây khô khớp và cách điều trị hiệu quả sẽ chuyển biến nguy hiểm hơn thậm chí là gây biến dạng, tàn phế.
1. Khô khớp vai là bệnh gì?
Khô khớp vai là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Bởi lúc này cơ thể bước sang giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hiện nay người trẻ tuổi cũng phàn nàn về căn bệnh này.
Khô khớp vai thường có dấu hiệu đơn lẻ là phát ra tiếng kêu khi cử động khớp vai tuy nhiên, khi bị khô khớp nặng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác.
2. Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị khô khớp vai
Đa phần mọi người đều không quá quan tâm tới các biểu hiện ban đầu của bệnh khô khớp vai chỉ đến khi cử động khớp bị hạn chế, khớp có dấu hiệu biến dạng, teo cơ thì mới tìm cách chữa trị.
Người bị khô khớp bả vai có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau đây:
Khớp vai bị khô thường sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục khục mỗi khi người bệnh cử động. Đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy vươn vai có thể thấy tiếng khộc rõ ràng. Tuy nhiên, lúc này người bệnh không hề cảm thấy đau đớn hay có thể biểu hiện nào cả.
Triệu chứng khô khớp vai ở giai đoạn bệnh tiếp theo là những cơn đau với nhiều mức độ khác nhau từ đau âm ỉ, cảm giác châm chích khó chịu cho đến đau dữ dội.
Tình trạng đau mỏi khó chịu tại khớp vai bị khô còn khiến đau lan ra bả vai hoặc xuống cánh tay, khiến mọi hoạt động cầm nắm bị ảnh hưởng.
Biểu hiện khô khớp vai, khớp bị nóng rần rần, sưng đỏ tại khớp kèm theo đau nhức nhiều trường hợp cơ thể bị sốt nhẹ. Dấu hiệu này cho thấy khớp vai bị viêm cần khắc phục để tránh nhiễm trùng, tổn thương mô cơ gân và dây chằng bên trong.
3. Nguyên nhân khô khớp vai ở nhiều bệnh nhân xương khớp
Khô khớp vai ở người già là tình trạng tất yếu do quá trình lão hóa xương khớp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người còn trẻ cũng đã gặp những biểu hiện của bệnh, vậy nguyên nhân vì đâu mà dẫn đến khô khớp vai ở người trẻ tuổi.
Khô khớp vai vì bệnh thoái hóa xương khớp
Đây là nguyên nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra. Với người già do thời gian khi cơ thể lão hóa các sụn khớp bị bào mòn, túi hoạt dịch không còn đủ lượng dịch khớp để tiết ra và bôi trơn. Trong khi đó, những người trẻ do nhiều yếu tố tác động xương khớp bị thoái hóa khớp vai sớm khiến đầu xương không còn sụn bảo vệ cọ vào nhau khiến xương xù xì phát ra tiếng động.
Nguyên nhân khô khớp vai bởi vì thói quen hoạt động và làm việc
Người trẻ hiện nay thường không quan tâm nhiều đến sức khỏe xương khớp, thường xuyên cử động khớp vai quá nhiều, làm việc với cường độ cao khiến khớp vai bị tổn thương. Khi đó vẫn cố và lặp lại các cử động này lâu dần khiến dịch khớp ít tiết ra hơn và gây khô.
Thiếu dưỡng chất dẫn đến khô khớp vai
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống nước có ga… khiến xương khớp không đủ dinh dưỡng để hoạt động ổn định, cơ quan sản sinh dịch sụn không hoạt động hết công suất dễ dẫn đến khô khớp vai và loãng xương.
Khô dịch khớp vai do những bệnh lý ở khớp
Khô khớp vai là biểu hiện cảnh báo một số bệnh về khớp vai như viêm khớp dạng thấp, vôi hóa ổ khớp, viêm khớp vảy nến, nhiễm trùng khớp… Bởi những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến hoạt động của màng hoạt dịch khớp từ đó khiến khớp vai bị khô và phát ra tiếng kêu lục khục.
4. Điều trị khô khớp vai bằng cách nào mang lại hiệu quả nhất?
Bệnh khô khớp vai nên được điều trị bài bản bởi bác sĩ chuyên khoa. Bởi sau khi thăm khám và nắm rõ tình trạng, mức độ khô khớp bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường thêm dịch khớp bằng cách tiêm thuốc hay áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật để trị bệnh.
Thuốc chữa khô khớp vai
Những thuốc được dùng gồm thuốc giảm đau, chống viêm; thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm; thuốc bổ xương khớp, giảm đau thần kinh… Trong đó tiêm Acid hyaluronic là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tăng cường sản sinh dịch khớp bôi trơn. Thuốc tây khi sử dụng phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để mang lại hiệu quả điều trị tốt, tránh tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân khô khớp vai
Bên cạnh thuốc, vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị cho bệnh nhân khô khớp bả vai. Nhiệt trị liệu, kích thích điện trị liệu hay các bài tập hỗ trợ kích thích sản sinh dịch bôi trơn và phục hồi sụn khớp là những cách trị liệu được áp dụng.
Thực hiện các phương pháp trị liệu khô khớp vai này, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa và tiến hành theo chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ, kỹ thuật viên.
Phẫu thuật
Thêm một giải pháp chữa khô khớp vai được áp dụng hiện nay là phẫu thuật trong đó phẫu thuật nội soi hay thay thế khớp sẽ được chỉ định nếu khớp bị hư hại hoàn toàn, người bệnh bị đau nhức dữ dội. Đây là cách chữa trị khô khớp vai ít được áp dụng nhất do chi phí và biến chứng sau phẫu thuật.
Khô khớp vai ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động từ sinh hoạt cá nhân cho đến những công việc ngoài xã hội. Do đó không muốn bệnh tiến triển xấu, mọi người hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám khi thấy tiếng kêu lạ phát ra từ vùng khớp vai.
Cách Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền
Bệnh viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền thuộc nhóm bệnh kiên tý và được chia thành ba thể bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do các yếu tố phong, hàn, thấp kết hợp với nhau và gây tắc ức kinh lạc, dẫn đến viêm khớp.
Trong Đông y, viêm quanh khớp vai được phân thành ba loại, bao gồm:
1. Viêm quanh khớp vai thể kiên thống
Viêm quanh khớp vai thể kiên thống là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Xuất hiện các cơn đau đớn dữ dội, nghiêm trọng ở xung quanh khớp vai
Trong giai đoạn đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi hoạt động mạnh, tuy nhiên trong giai đoạn sau, cơn đau có thể xuất hiện kể cả khi nghỉ ngơi
Hạn chế các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đưa tay lên cao hoặc vòng ra phía sau cơ thể
Cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn hoặc độ ẩm tăng cao
Chất lượng giấc ngủ kém
Chất lưỡi hồng, có rêu trắng
2. Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng
Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng, tình trạng này ít phổ biến và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:
Khớp bị đau ít hoặc gần như là không đau
Đau đớn, nhức mỏi và hạn chế các hoạt động của vai khi thời tiết lạnh và ẩm
Nếu không được điều trị, các cơ có thể bị teo nhẹ và có thể được nhận biết bằng mắt thường
Chất lưỡi hồng, có rêu trắng nhạt dính nhớt, mạch trầm
3. Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong
Viêm quanh khớp vai thể kiên phong hay viêm quanh khớp vai thể loạn dưỡng phản xạ chi trên, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, chẳng hạn như cánh tay trên.
Đây là thể bệnh đặc biệt có thể gây tắc nghẽn và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay.
Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:
Xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ở cánh tay
Cẳng tay và bàn tay có thể bị phù, bầm tím, lạnh và đau nhức kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm
Các cơ ở bàn tay bị teo, cơ trương lực giảm
Móng tay yếu, giòn và dễ gãy
Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y có tốt không?
Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y tập trung vào việc điều trị các nguyên nhân cơ bản, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể. Khi so với các biện pháp điều trị theo y học hiện tại, các bài thuốc Đông y mang lại một số lợi ích như:
Áp dụng các loại dược liệu thiên nhiên, an toàn và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây viêm quanh khớp vai.
Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ít tác dụng phụ
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và tăng sức đề kháng từ bên trong cơ thể
Hạn chế các nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai
Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để tránh các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền
Để điều trị viêm quanh khớp vai, bác sĩ y học cổ truyền có thể kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, từ đó đưa ra các kế hoạch điều trị phù hợp. Cụ thể, cách biện pháp điều trị bao gồm:
1. Thể kiên thống
Thể kiên thống là tình trạng viêm quanh khớp vai đơn thuần và là giai đoạn đầu của bệnh. Trong giai đoạn này, các triệu chứng còn nhẹ, chủ yếu là đau đớn khi vận động mạnh, làm việc nặng hoặc thay đổi thời tiết.
Phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ y học cổ truyền có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, ôn thông kinh lạc
Bài thuốc điều trị:
Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên thống là quyên tý thang gia giảm. Dược liệu cần chuẩn bị:
Khương hoạt, xích thược,đương quy, đại táo và khương hoàng, mỗi vị đều cùng 12 g.
Phòng phong, quế chi và trần bì, mỗi vị đều 0.8 g.
Cam thảo, sinh khương, mỗi vị đều 0.6 g
Hoàng kỳ, 16 g
Các vị thuốc mang đi làm sạch, trộn đều sau đó sắc thành thuốc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày. Uống thuốc vào buổi sáng và buổi chiều, liên tục trong 1 tháng sẽ khỏi bệnh.
Bấm huyệt điều trị:
Thủ thuật áp dụng: Day, lăn, xát, bấm các huyệt như Kiên ngung, Kiên trinh, Kiên tỉnh, Trung phủ, Thiên tông, Cự cốt, Tý nhu, A thị và Vân môn.
Động tác bấm huyệt cần thực hiện nhẹ nhàng không gây đau đớn hoặc khó chịu.
Châm cứu điều trị:
Thủ thuật: Châm tả, có thể thực hiện ôn châm, hào châm, điện châm, thủy châm, trường châm. Tuy nhiên điện châm mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Các huyệt tác động: Kiên ngung, Kiên trinh, Kiên tỉnh, Trung phủ, Thiên tông, Cự cốt, Tý nhu, A thị và Vân môn.
Đối với tình trạng viêm quanh khớp vai thể kiên thống, châm cứu là phương pháp điều trị chính. Xoa bóp và massage có thể được thực hiện nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
2. Thể kiên ngưng
Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng là tình trạng viêm tắc nghẽn, gây cứng khớp vai, thường phổ biến ở người bệnh bị liệt nửa người, viêm màng não hoặc chấn thương sọ não.
Thông thường người bệnh chỉ có cảm giác đau hoặc đau nhẹ, tuy nhiên bệnh gây cản trở hầu hết các hoạt động hàng ngày. Tình trạng này còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng và cần điều trị sớm để tránh gây teo các xương, khớp xung quanh.
Phương pháp điều trị: Tán hàn, trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc
Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng là quyên tý thang gia vị. Dược liệu cần chuẩn bị:
Trần bì, sinh khương, mỗi vị đều 0.6 g
Khương hoạt, phòng phong và xuyên sơn giáp, mỗi vị đều 0.8 g
Xích thược, đại táo, khương hoàng, mỗi vị đều 12 g
Tô mộc và đào nhân, mỗi vị đều 10 g
Hoàng kỳ 16 g
Mang các vị thuốc sắc cùng một ấm nước lọc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
Nếu người bệnh có dấu hiệu bị teo cơ, cần bổ sung thêm một số dược liệu với định lượng như sau:
Bạch truật, thục địa, đẳng sâm, mỗi vị đều 12 g
Hà thủ ô, 10 g
Điều trị kết hợp:
Tương tự như viêm quanh khớp vai thể kiên thống, thể kiên ngưng áp dụng các thủ thuật châm cứu và xoa bóp vào các huyệt đạo như trên. Tuy nhiên các thao tác xóa bóp và massage đặc biệt phù hợp để cải thiện các triệu chứng của thể kiên ngưng. Khi xoa bóp cần thực hiện các thao tác với cường độ và biên động phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của người bệnh.
Trong quá trình xoa bóp điều trị, người bệnh cần kiên trì và kết hợp với việc thường xuyên thực hiện các động tác tăng cường tính linh hoạt ở khớp vai. Ngoài ra, kỹ thuật và thao tác thực hiện cần chính xác để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở Y học cổ truyền chuyên nghiệp để được hướng dẫn cụ thể.
3. Thể hậu kiên phong
Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong là tình trạng vai đông cứng và rối loạn thần kinh vận động ở bàn tay. So với các thể còn lại, thể hậu kiên phong có phần đặc biệt và nghiêm trọng hơn.
Bài thuốc điều trị:
Để điều trị tình trạng này, có thể áp dụng bài thuốc tứ vật đào hồng gia vị. Các dược liệu cần chuẩn bị:
Thục địa, đẳng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị đều 16 g
Đương quy, xuyên khung, đào nhân, hoa hồng, mỗi vị đều 10 g
Bạch thược, 12 g
Trộn đều các loại dược liệu, cho vài ấm sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang, chia thành hai lần, uống thuốc trước bữa ăn.
Điều trị không dùng thuốc:
Tương tự như thế kiên ngưng và kiên thống, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như châm cứu và xoa bóp. Thông thường, châm cứu chỉ được thực hiện nếu người bệnh đau nhiều hoặc cần giảm cơn đau ngay lập tức.
Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong không dùng thuốc chủ yếu là xoa bóp. Biện pháp này chỉ có thể áp dụng khi vai không còn dấu hiệu phù nề, bầm tím để tránh các tổn thương không mong muốn. Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà kết hợp vận động tay, khớp vai thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thủy châm là phương pháp phổ biến, thường được áp dụng để đưa thuốc giảm đau không chứa steroid, vitamin B1, B6 và B12 vào các khớp.
Lưu ý khi điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y
Điều trị viêm xương khớp bằng Y học cổ truyền có tính hiệu quả cao, an toàn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên để phương pháp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
Cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ y học cổ truyền. Các loại thảo dược thiên nhiên thường cần một thời gian tương đối để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên bổ sung các loại axit béo omega 3 để cải thiện các triệu chứng viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.
Tránh các hoạt động mạnh hoặc a lạm dụng vai quá mức.
Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng vận động của khớp. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập phục hồi khớp vai theo hướng dẫn của bác sĩ để được hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y, không uống rượu bia, chất chất kích thích, thuốc lá, đồ ăn cay, mặn hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn để hỗ trợ quá trình điều trị.
Trong quá trình điều trị, không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc bỏ dở liệu trình để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Phòng ngừa viêm quanh khớp vai
Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ gây viêm quanh khớp vai, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh như:
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Nếu người bệnh cần sử dụng vai thường xuyên, chẳng hạn như ném bóng hoặc bơi lội, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để vai có thời gian phục hồi.
Thay đổi tư thế khi ngủ: Nếu cảm thấy ở vai phải, người bệnh nên nghiêng về phía bên trái hoặc ngủ thẳng trên lưng để tránh gây áp lực lên vai. Nếu nằm ngủ ngửa gây khó chịu, người bệnh có thể kê cánh tay trên một chiếc gối để giảm áp lực.
Tăng cường sức mạnh của vai: Tăng cường cơ bắp vai có thể tăng cường sự ổn định cho khớp và phòng ngừa các tổn thương, bao gồm trật khớp hoặc viêm khớp vai.
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Chữa Bệnh Khô Khớp Vai Theo Đông, Tây Y Và Dân Gian trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!