Bạn đang xem bài viết 11 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Chớ Xem Thường được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dấu hiệu bất thường ở bà bầu: nôn, ói nhiều hơn bình thường, mệt mỏi kéo dài, bé hoạt động yếu đi, buồn tiểu nhiều hơn bình thường, xuyết huyết bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào là dấu hiệu bất ổn, mẹ bầu nên đi khám ngay.12 triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ chớ xem thường
Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Nếu thai phụ nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Bác sĩ Bernstein cho biết: “Nếu không thể ăn hoặc uống được thứ gì, thì cơ thể thai phụ đang trong tình trạng mất nước”. Họ cũng đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi. Bác sĩ Bernstein cũng nói thêm rằng, bạn phải được khám khi bị ói mửa nghiêm trọng.
Sẽ có những phương pháp điều trị an toàn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn để khống chế tình trạng nôn ói. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn để bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bạn tìm ra loại thức ăn giảm nôn. Trị dứt điểm nôn ói sẽ giúp cả bạn và thai nhi có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ. “Nếu thai phụ bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng hoặc đau bụng dưới giống thời gian hành kinh hay cảm thấy choáng, chóng mặt như ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung”, bác sĩ Peter Bernstein cho biết. Hiện tượng có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
“Xuất huyết luôn là dấu hiệu nguy hiểm”, bác sĩ Donnica Moore nói. Theo bà, mọi hiện tượng xuất huyết trong quá trình mang thai đều không được phép xem nhẹ. Nếu thai phụ bắt đầu bị chảy máu, đừng bao giờ chần chừ mà phải lập tức gọi bác sĩ hoặc phải được cấp cứu.
Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Chuyện gì đang xảy ra với em bé vốn đang rất “hiếu động” trong bụng mẹ bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, giống như hết năng lượng vậy. “Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai”, bác sĩ Bernstein cảnh báo.
Nhưng làm sao bạn có thể phát hiện ra điều đó? Có một số cách giúp bạn xác định được em bé đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, bạn uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.
Đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ cũng là một cách, theo bác sĩ Nicole Ruddock. “Hiện chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng nhìn chung, thai phụ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, bạn nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Bác sĩ Bernstein cũng khuyên thai phụ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong trường hợp này. Các bác sĩ có các thiết bị kiểm tra chuyên biệt để xác định xem em bé có đang cử động và phát triển bình thường hay không.
Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.
Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
Bạn cảm giác có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu. “Điều này có thể là bạn đang bị ra nước ối khi mang thai”. Tuy nhiên, nước đó cũng có thể do tử cung quá lớn đè lên bàng quang của thai phụ, đây là hiện tượng són tiểu”. Bác sĩ Ruddock cho biết, đôi khi nước trào ra thành dòng, nhưng đôi khi, lượng nước tiết ra ít hơn.
“Nếu không xác định được chất lỏng đó là nước tiểu do bàng quang bị đè nén hay là do bị rò rỉ nước ối thì bạn nên đi tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn chảy ra, bạn đang bị rò rỉ nước ối. Lúc này, bạn cần được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản.
Nhức đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong suốt giai đoạn 3 của thai kỳ
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước được. Hiện tượng này do thai phụ bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bác sĩ Bernstein khuyên các bà mẹ nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức và phải kiểm tra huyết áp ngay khi có các biểu hiện trên. Khi bạn được chăm sóc sức khỏe tiền sản tốt sẽ giúp phát hiện và kiểm soát được chứng tiền sản giật sớm.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị bệnh hơn phụ nữ không mang thai trong mùa dịch cúm. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.
Thiếu máu cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, cảm thấy yếu ớt, hụt hơi và sắc da nhợt nhạt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung axit folic và chất sắt cho bạn. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, bạn sẽ phải truyền máu trực tiếp.
Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo khi bánh nhau bám ở phần thấp nhất của tử cung và che phủ một phần hay toàn bộ tử cung, cản trở lối ra của thai. Trường hợp này là một biến chứng của thai nghén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi. Trong khi một số phụ nữ không có biểu hiện triệu chứng thì một số khác bị chảy máu âm đạo nhưng lại không đau đớn trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Nếu không được kiểm soát kịp thời, căn bệnh này sẽ dẫn đến sinh non.
Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng, ở trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chụi hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình. Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời. Bệnh trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.
Bệnh tiểu đường thường xảy ra phổ biến ở bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu của căn bệnh này bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi. Thuốc thường hiếm được chỉ định điều trị cho bà bầu. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Khi bà bầu bị chảy máu âm đạo kèm những cơn đau bụng, chuột rút, đau cổ tử cung thì rất có thể là triệu chứng của bệnh đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.
tu khoa
dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu
triệu chứng thai chết lưu trong 3 tháng đầu
những dấu hiệu khi mang thai
dấu hiệu động thai 3 tháng đầu
dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu
Bài viết 11 dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mẹ chớ xem thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Những Dấu Hiệu Thường Gặp Nhất Khi Mang Thai Tháng Đầu Tiên
Mỗi người phụ nữ khi mang thai đều bắt đầu từ những thay đổi ít nhiều trong cơ thể. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai tháng đầu thông qua những sự thay đổi này sẽ giúp các chị em chắc chắn hơn về sinh linh bé nhỏ đang tồn tại trong cơ thể mình. iMediCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu về các dấu hiệu mang thai tháng đầu hay gặp nhất.
Những thay đổi từ bên trong cơ thể
Quá trình thụ tinh bắt đầu từ việc rụng trứng ở nữ giới, đây là thời điểm buồng trứng giải phóng một trứng và chuyển sang pha hoàng thể của chu kì kinh nguyệt (kể cả trứng có thụ tinh hay không thì pha hoàng thể vẫn xuất hiện từ lúc trứng rụng ở mỗi chu kì và kết thúc khi bắt đầu hiệ tượng hành kinh)
Trong thời gian 24 giờ từ khi trứng rụng, nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Lúc này, cơ thể sản sinh nhiều progesterone hơn (hormone giúp nuôi dưỡng bào thai) và đạt đỉnh điểm sau khi rụng trứng từ 6-8 ngày (kể cả không mang thai). Hormone progesterone tiết ra giống như mọi chu kì khác nên đa số vẫn là triệu chứng mà phụ nữ gặp hàng tháng, trước khi hành kinh 1 tuần như: thèm ăn, đau ngực, tăng nhạy cảm núm vú, đau nhức cơ, bụng hơi chướng… cho dù trứng đã được thụ tinh. Đa số mọi người sẽ không cảm nhận bất kì dấu hiệu của quá trình thụ tinh nào cho đến khi trứng thụ tinh di chuyển và làm tổ trong thành tử cung.
Khi trứng thụ tinh làm tổ (thường sau khi thụ tinh thành công 6-12 ngày) mới thực sự đánh dấu sự khởi đầu của một thai kì. Có khoảng một phần ba phụ nữ sẽ thấy ra máu nhẹ, chấm máu được hiểu là ra máu khi trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung, kéo dài 1-2 ngày và rất ít. Đây được xem là dấu hiệu mang thai tháng đầu sớm nhất. Thời điểm này có thể que thử thai vẫn còn âm tính, vì lúc này cơ thể chỉ mới bắt đầu sản sinh ra hormone thai kì hCG (que thử thai xác định hormone này) với nồng độ còn thấp, từ từ mới tăng dần cùng với estrogen và progesterone.
Một vài ngày sau khi trứng làm tổ trong tử cung thì nồng độ hCG mới đủ cao để gây ra các dấu hiệu thai kỳ sớm và cho kết quả dương tính với que thử thai. Một số dấu hiệu cho thấy nồng độ hCG đang tăng như: núm vú sẫm màu hơn, thèm ăn và nhanh đói, mệt mỏi, tăng nhu cầu đi vệ sinh, rối loạn tiêu hóa nhẹ… tuy nhiên vẫn không rõ ràng, dễ nhầm lẫn.
Những dấu hiệu mang thai tháng đầu thường gặp nhất
Như đã giải thích ở trên, hiện tượng trứng là tổ trong buồn tử cung có thể gây ra chảy máu rất nhẹ, đây là dấu hiệu mang thai sớm nhất nhưng cũng thường bị bỏ lơ nhất. Thời điểm xuất hiện vệt máu này thường sớm hơn ngày hành kinh dự đoán tiếp theo (nếu không mang thai) khoảng 1 tuần nên thường bị nhầm lẫn là kinh nguyệt đến sớm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp chị em không xuất hiện dấu hiệu này do cơ địa. Để phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt, chị em có thể quan sát bằng mắt thường, máu báo thai thường là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng hoặc nâu, số lượng rất ít, đôi khi chỉ dính một ít trên đáy quần lót và chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, một vài lần trong khoảng 1 đến 2 ngày. Còn máu kinh nguyệt thường ra nhiều và ồ ạt hơn, có dịch nhầy, niêm mạc trong bong tróc và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Hormone progesterone tiết ra trong suốt thai kì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên một chút, khoảng 0.50C (giống như hiện tượng tăng nhiệt độ tại thời điểm rụng trứng – phương pháp cơ bản xác định trứng rụng). Dấu hiệu mang thai này xuất hiện rất sớm, nếu chị em thường xuyên theo dõi thân nhiệt sẽ dễ dàng phát hiện ra. Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ cũng khiến chị em cảm thấy nóng bức, khó chịu trong người, dễ xuất hiện rôm, sảy.
Khi phôi thai được hình thành bên trong buồng tử cung, lớp dịch nhầy ở âm đạo và cổ tử cung sẽ đặc sánh lại, cổ tử cung cũng khép chặt lại tạo điều kiện tốt nhất bảo vệ phôi thai phát triển bên trong. Dịch âm đạo sẽ thay đổi, đặc hơn và màu trắng hơi đục như sữa, dấu hiệu mang thai này xuất hiện rất sớm và sẽ tồn tại gần như suốt cả thai kì.
Nồng độ hormone thay đổi ngay khi trứng được thụ tinh, sự thay đổi này làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn, khiến bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú, chạm vào cảm thấy đau. Vùng da xung quanh đầu ti trở nên sẫm màu, đen hơn bình thường, các nốt sần nổi lên rõ rệt. Dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên này thường gây khó chịu cho mẹ bầu, tuy nhiên chị em đừng quá lo lắng, khi cơ thể đã dần dần thích nghi với sự thay đổi hormone, cảm giác khó chịu sẽ dần dần biến mất.
Đây là dấu hiệu mang thai tháng đầu khá rõ rệt. Khi thụ thai thành công, cơ thể chị em phải làm việc tăng cường liên tục để cung cấp oxy cũng như dinh dưỡng truyền đến cho bào thai, tim đập nhanh hơn, hệ tuần hoàn làm việc với áp lực cao kèm theo tăng thân nhiệt khiến cơ thể thai phụ mất năng lượng. Bên cạnh đó, hormone progesterone gây cảm giác buồn ngủ. Cảm giác mệt mỏi luôn luôn thường trực là dấu hiệu mang thai tháng đầu điển hình nhất.
Là dấu hiệu mang thai được phát hiện sau khi có thai 1 tháng. Khi trứng được thụ tinh, buồng trứng sẽ tạm ngưng sản xuất trứng trong suốt thời gian mang thai. Niêm mạc tử cung lúc này được nuôi dưỡng cẩn thận, không bong tróc gây ra hiện tượng hành kinh nữa. Dấu hiệu này thường cần phải kết hợp thêm một số dấu hiệu khác để củng cố. Vì tình trạng trễ kinh, mất kinh cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Thường xuất hiện từ tuần thai thứ 4 đến tuần thai thứ 6, buồn nôn sẽ giảm bớt sau khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên, hoặc có chị em kéo dài cả thai kì rất khổ sở. Bên cạnh đó, lượng estrogen tăng khiến chị em nhạy cảm hơn với mùi hương, thậm chí là những mùi rất nhẹ cũng dễ dẫn đến cơn buồn nôn vào bất kì thời điểm nào, kể cả chưa ăn gì. Thói quen ăn uống cũng theo đó mà thay đổi.
Thông thường, tâm trạng chị em hay rơi vào trạng thái sáng nắng chiều mưa. Khi mang thai, nội tiết tố xáo trộn đột ngột càng làm trạng thái vốn đã thất thường của chị em khó kiểm soát hơn nữa. Cảm giác bất kỳ điều gì cũng có thể khiến chị em nổi giận, tủi thân, chán nản, mệt mỏi hoặc bức bối khó chịu.
Gặp ở khoảng 20% phụ nữ có thai, dấu hiệu mang thai này xảy ra từ tuần đầu tiên mang thai và thường kéo dài 1 – 6 tuần, đau đầu nhẹ hoặc đau khắp đầu. Thai phụ nên nằm nghỉ ngơi, nghe nhạc êm dịu hoặc có thể uống sử dụng một viên Paracetamol 500mg, tuy nhiên để an tâm hơn, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Tóm lại, đa số các dấu hiệu mang thai tháng đầu đều đến từ sự thay đổi hormone một cách nhanh chóng khi bắt đầu hình thành phôi thai. Cơ thể phụ nữ chưa kịp thích nghi nên sinh ra hàng loạt các dấu hiệu mang thai. Tuy không phải chị em nào cũng gặp tất cả các dấu hiệu trên trong tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng chỉ cần tinh ý một chút, iMediCare tin rằng chị em sẽ sớm nhận diện được tín hiệu đáng mừng.
Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Theo các tin tức y tế thì bệnh sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra, bệnh lây lan từ người này qua người khác do một loại muỗi vằn hút máu gây ra. Căn bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, có thể phát sinh thành dịch và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Khi có thai bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm vì virus của bệnh sẽ tác động vào cơ quan máu của người mẹ và con (thai nhi) gây nên tình trạng rối loạn đông máu và làm giảm số lượng tiểu cầu.
Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai sẽ khó chuẩn đoán hơn bình thường do tình trạng máu bị pha loãng lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Khi tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đông máu, gây ra tình trạng chảy máu kéo dài và có thể gây nên những nguy hiểm nhất định cho mẹ và bé.
Hiện nay, tỉ lệsốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai ngày càng khó kiểm soát, do đó mà các mẹ cần phải biết được các dấu hiệu của bệnh đề phòng ngừa một cách hiệu quả.
Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu
Khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:
Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu
Có biểu hiện sốt kèm theo các biểu hiện như viêm hô hấp, đau họng, xuất tiết, đau đầu.
Nhiều trường hợp mẹ có thai bị sốt xuất huyết có dấu hiệu giống như bị cảm cúm nên các mẹ cần phải đề phòng.
Mẹ bầu có thể bị xuất huyết dưới da.
Chảy máu chân răng kèm theo chảy máu đường tiêu hóa.
Trong trường hợp nặng khi mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu sẽ bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hoặc màng phổi, màng tim.
Có nhiều mẹ sẽ bị sốc hoặc giảm thể tích máu.
Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?
Nếu mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết thường nguy hiểm hơn bình thường, một số tác hại nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải chính là”
Khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc suy thai.
Tình trạng hạ tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sinh non, gây ra các biến chứng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…
Trường hợp nguy hiểm có thể khiến cho cả mẹ và con đều tử vong.
Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?
Phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả
Để hạn chế tối đa khả năng mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu cần áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:
Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi dậm và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Không để cho ao tù, nước đọng trong chum, thùng..
Ngủ trong mùng, màn.
Uống thật nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, mẹ bầu không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.
Mẹ bầu nên khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
Tóm lại, sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu vô cùng nguy hiểm nên các mẹ bầu cần cẩn trọng và tìm hiểu về căn bệnh này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Có Biểu Hiện Bất Thường
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nhiều nguyên nhân, mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau bụng và xử lý kịp thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thời kì mang thai 3 tháng giữa được coi là thời kỳ “trăng mật”, bởi lúc này mẹ bầu đã trải qua những cơn ốm nghén, thai nhi đã ổn định trong tử cung nhưng lại chưa quá lớn để khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Nhiều mẹ cảm thấy thời kì tam cá nguyệt thứ 2 chính là thời gian khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng xảy đến với mẹ bầu, điển hình là việc đau bụng dưới. Vậy đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có sao không? Như thế nào thì nguy hiểm?
Khi mang thai tháng thứ 4 có triệu chứng đau bụng dưới, mẹ bầu có thể bị rối loạn tiêu hóa. Đây là hiện tượng bình thường, khá hay gặp, đi kèm với đó là hiện tượng táo bón, trướng bụng.
Một khả năng khác có thể xảy ra khi đau bụng đó là việc thay đổi sinh lí trong cơ thể người mẹ. Thai tháng thứ 4 đã bắt đầu phát triển nhanh về kích thước, dẫn tới việc chèn lên dây chằng và các mô xung quanh tử cung.
Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như ra máu, nôn, buồn nôn, đau lưng, có thể chị em đang gặp vấn đề về sức khỏe. Một số trường hợp có thể xảy ra như:
Bong nhau non: Biểu hiện dễ nhận biết nhất là mẹ bầu sẽ cảm thấy đau tức bụng, ra máu. Lượng máu ra càng nhiều thì tình trạng bong nhau càng nặng. Nếu theo dõi thấy lượng máu bất thường, chị em nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.
Dọa sảy thai: Những cơn đau bụng kèm theo cảm giác mót tiểu là biểu hiện chính của dọa sảy. Tới gặp bác sĩ là lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này.
Mang thai ngoài tử cung: Nếu cảm thấy đau bụng dưới, thi thoảng nhói lên, các cơn đau âm ỉ, có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung. Khi cảm thấy có hiện tượng như trên, chị em nên khẩn trương tới cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý. Nếu cố tình để lâu, thai to lên sẽ vỡ, gây nguy hiểm cho bà bầu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng kèm theo đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc lẫn máu, kèm theo đó là hiện tượng sốt nhẹ, đau phần lưng dưới, có thể chị em đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để khám, biết chính xác nguyên nhân để có phương pháp xử lý kịp thời. Cùng với đó cần thực hiện một số vấn đề như:
Bước vào tháng thứ 4, bé yêu của bạn đã bắt đầu tăng tưởng nhanh, kích thước lớn hơn. Chính vì vậy, bụng bầu đã bắt đầu nhô lên. Thời gian này, chị em nên chọn những bộ quần áo rộng, thoải mái, tránh mặc quần áo chật, bó sát để tránh gây áp lực nên bụng bầu và thai nhi, sẽ làm triệu chứng đau bụng trầm trọng hơn.
Mẹ bầu cũng nên tránh những tư thế dễ gây đau bụng như ngồi gập người quá lâu, với tay lên cao, cúi xuống bê vật nặng.
Mang thai tháng thứ 4, thai chưa quá lớn để gây khó chịu cho mẹ bầu, vì vậy, chị em nên tập thể dục nhẹ nhàng dể thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, chống hiện tượng táo bón, căng cơ, mỏi khớp. Một số gợi ý về thể thao cho mẹ bầu như bơi, yoga, đi bộ,…
Uống đủ nước để hệ bài tiết làm việc hiệu quả và cung cấp đủ nước ối cho thai nhi. Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối, dễ gây tiểu đêm, mất ngủ.
Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Chớ Xem Thường trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!