Bạn đang xem bài viết 10 Biện Pháp Chữa Đau Gót Chân Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau gót chân là một tình trạng thường xuyên xảy ra ở bàn chân, phổ biến ở mọi lức tuổi gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, sinh hoạt hàng ngày của bạnCơn đau có thể cảm nhận rõ ở dưới gót chân hoặc phía sau gót chân. Các nguyên nhân phổ biến nhất gồm chấn thương, bong gân, gãy xương, thừa cân và đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài. Điều này cũng có thể dẫn đến sưng, viêm, kích ứng và làm yếu xương gót chân.
Chữa đau gót chân tại nhà
Muối Epsom có thể giúp giảm đau gót chân ngay lập tức vì nó chứa các tinh thể magiê sunphat giúp giảm đau, sưng và viêm ở gót chân. Trộn 3 muỗng canh muối Epsom vào nước ấm và ngâm chân trong 20 phút. Nhấc chân ra và để chân ráo nước, sau đó massage nhẹ nhàng vùng bị đau bằn tinh dầu giúp tăng hiệu quả nhanh chóng.
Đun sôi một cốc sữa và thêm một thìa bột nghệ. Thêm ít mật ong và uống hỗn hợp này 2-3 lần / ngày.
Nếu đau gót chân do căng cơ, bạn có thể sử dụng gừng để điều trị tại nhà. Gừng có chứa các chất chống viêm, giúp giảm đau và viêm nhanh chóng. Uống trà gừng 3 lần mỗi ngày hoặc thêm gừng tươi vào món ăn hàng ngày để thấy sự hiệu quả.
Ớt có tính chống viêm rất mạnh có thể làm giảm viêm, đau nhức nhanh chóng. Nó cũng chứa capsaicin, một hợp chất có tính giảm đau tự nhiên. Trộn một thìa cà phê ớt bột vào một chén dầu ô liu. Trộn đều và đắp lên vùng gót chân bị đau. Để khoảng 15 phút và sau đó rửa bằng nước ấm.
Dầu hạt lanh có chứa thành phần axit alpha-linolenic, một dạng acid béo omega-3 có khả năng chống viêm. Đây là biện pháp chữa trị đau gót chân tự nhiên tại nhà. Đổ vài giọt dầu hạt lanh vào nước ấm và nhúng một miếng vải vào đó. Quấn khăn xung quanh gót chân của bạn và giữ trong ít nhất một giờ để thấy tác dụng giảm đau hiệu quả.
Baking Soda cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và giúp tăng cường hấp thụ canxi ở gót chân. Vì vậy, có thể làm giảm đau đớn và sưng ngay lập tức. Bạn cần thực hiện theo cách sau: trộn ½ muỗng cà phê bột Baking Soda trong nước và thoa lên gót chân của bạn.
Các loại tinh dầu thơm như hoa thảo hương, hoa oải hương có chứa các tính chất chống viêm hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên trong điều trị đau gót chân.
Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu ra tay, xoa nhẹ tay để làm ấm tinh dầu, sau đó thoa nhẹ lên vùng gót chân bị đau, kế hợp massage nhẹ để giảm cơn đau nhanh chóng
Bài tập kéo dài có thể giúp làm giảm đau và giúp tăng cường cơ và gân ở gót chân của.
Thực hiện bài tập :
Tư thế chuẩn bị : cơ thể thả lỏng, bàn chân tiếp xúc với mặt đất, hai chân đứng thẳng song song và đối diện với bức tường, cách tường khoảng 40 – 50 cm.
Thực hiện động tác
+ Bước 1 chân về phía trước cách tường 20cm.
+ Dùng cả 2 bàn tay và gắng sức ấn mạnh vào tường
+ Chân sau đồng thời hơi lùi về sau để lực truyền dọc xuống gót chân. Giữ khoảng 30 giây rồi chuyển sang chân còn lại
Bài tập giúp làm dịu sự căng cơ và giản cơn đau gót chân nhanh chóng
Massage gót chân của bạn là một cách điều trị đơn giản để giúp giảm bớt cơn đau. Massage làm thư giãn các cơ, giải phóng áp lực và tăng lưu thông máu. Thoa một ít dầu mù tạt lên vùng bị đau. Sử dụng cả hai ngón tay cái của bạn, nhẹ nhàng áp một lực nhẹ ở gót chân. Massage gót chân khoảng 10 phút.
Có thể bạn chưa biết: Thoát vị đĩa đệm gây đau chân, tê bì chân và nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp ống ống, hội chứng đuôi ngựa, thậm chí là bại liệt…
Đau nhức, tê bì chân có thể do thoát vị đĩa đệm
Trên thực tế, đau gót chân, đau chân kéo dài cũng có thể do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ban đầu người bệnh có cảm giác đau vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa xuống vùng hông, sau đùi và xuống chân, gây đau nhức trong thời gian dài.
Cơn đau kèm theo cảm giác tê bì, căng cứng các cơ, giảm khả năng vận động. Đau nặng hơn khi vận động mạnh, cái gập người, ho và hắt hơi.
Bạn cần cảnh giác khi thấy xuất hiện có các triệu chứng trên thì cần đi đến các chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ chuẩn đoán, tiến hành chụp chiếu để biết chính xác tình trạng bệnh.
Về việc điều trị thì Đông y là phương pháp được các chuyên gia bác sĩ đánh giá cao và khuyên người bệnh nên dùng để tránh tác dụng phụ và giải quyết được tận gốc rễ của bệnh (tức nguyên nhân gây bệnh), đẩy lùi cơn đau nhanh chóng
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa gây đau lan xuống mông, chân, gót chân và gàn chân, kèm theo tê bì khó chịu
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nhức, tê bì chân kéo dài cũng đang lo lắng mình bị thoát vị đĩa đệm. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0961666383 để được chuẩn đoán chính xác về bệnh, tư vấn điều trị hiệu quả nhất.
” 2 bệnh lý gây đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, hai chân
” Đau khớp cổ chân có thể gây TÀN PHẾ bất cứ lúc nào!
Những Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà Khi Bị Khô Mắt?
Biết các phương pháp điều trị khô mắt có thể giúp bạn thoải mái hơn. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm thay đổi lối sống và các loại thuốc nhỏ mắt. Những người hay bị khô mắt sẽ cần áp dụng các phương pháp bảo vệ mắt thường xuyên hơn. Bài viết này sẽ đề cập đến các biện pháp làm giảm khô mắt tại nhà và làm gì để phòng ngừa khô mắt. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Khô mắt có những biểu hiện gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của khô mắt và thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, có thể bao gồm:
Cảm giác châm chích, bỏng rát hoặc cộm ở mắt
Cảm giác bị ướt ở trong hoặc xung quanh mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Đỏ mắt
Cảm giác có thứ gì đó trong mắt
Khó đeo kính áp tròng
Khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Chảy nước mắt, là phản ứng của cơ thể đối với sự kích ứng của chứng khô mắt
Nhìn mờ hoặc mỏi mắt
2. Khi nào bạn cần đi khám bác sỹ?
Hãy nên đi khám bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng khô mắt kéo dài, như mắt đỏ, khó chịu ở mắt, mỏi mắt hoặc đau mắt. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên do làm cho mắt bạn bị khó chịu và có thể giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa nếu cần.
3. Có những nguyên nhân nào dẫn đến khô mắt?
Có nhiều nguyên nhân làm phá vỡ màng nước mắt. Màng nước mắt có ba lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Sự kết hợp của ba lớp giúp cho bề mặt mắt được bôi trơn, và làm trong suốt tầm nhìn. Các vấn đề với bất kỳ lớp nào trong số này có thể gây khô mắt.
Có nhiều lý do làm rối loạn chức năng màng nước mắt như thay đổi hormone, bệnh tự miễn, viêm giác mạc mắt. Đối với một số người, nguyên nhân gây khô mắt là do giảm tiết nước mắt hoặc tăng bốc hơi nước mắt.
3.1 Giảm sản xuất nước mắt:
Khô mắt có thể xảy ra khi mắt bạn không thể sản xuất đủ nước. Tình trạng này được gọi là viêm giác kết mạc khô. Nguyên nhân phổ biến của việc giảm sản xuất nước mắt bao gồm:
Càng lớn tuổi sẽ càng giảm tiết nước mắt
Một số vấn đề sức khỏe như hội chứng Sijoslen, viêm mắt, viêm khớp dạng thấp lupus, xơ cứng bì, rối loạn tuyến giáp hoặc thiếu vitamin A.
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị huyết áp cao, mụn trứng cá, ngừa thai và bệnh Parkinson.
3.2 Tăng bốc hơi nước mắt:
Màng dầu được tạo ra bởi các tuyến nhỏ trên rìa mí mắt (tuyến meibomian) có thể bị tắc nghẽn. Các tuyến meibomian bị tắc thường phổ biến hơn ở những người bị bệnh rosacea (chứng đỏ mặt) hoặc các rối loạn về da khác.
Các nguyên nhân phổ biến làm tăng bốc hơi nước mắt bao gồm:
Viêm bờ mi (rối loạn chức năng tuyến meibomian)
Chớp mắt ít thường xuyên hơn, có xu hướng xảy ra với một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh Parkinson; hoặc khi bạn đang tập trung trong các hoạt động nhất định, chẳng hạn như khi đọc sách, lái xe hoặc làm việc trên máy tính.
Các vấn đề về mí mắt, chẳng hạn như mi quay ra ngoài (lộ mi mắt) và mi quay vào trong (quặm mi mắt)
Dị ứng mắt
Chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt tại chỗ
Mắt tiếp xúc gió hoặc khói
Thiếu vitamin A
4. Có những yếu tố nào làm cho dễ khô mắt hơn?
Các yếu tố khiến bạn dễ bị khô mắt bao gồm:
Trên 50 tuổi: Sản lượng nước mắt có xu hướng giảm dần khi bạn già đi. Khô mắt phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
Là phụ nữ:Thiếu nước mắt phổ biến hơn ở phụ nữ. Đặc biệt là đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
Chế độ ăn ít vitamin A: Vit A thường có nhiều trong gan, cà rốt và bông cải xanh, hoặc bổ sung ít axit béo omega-3 có trong cá, quả óc chó và dầu thực vật.
Đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc đã từng phẫu thuật khúc xạ.
5. Khô mắt có thể dẫn đến biến chứng gì?
Những người bị khô mắt có thể gặp các biến chứng sau:
Nhiễm trùng mắt: Nước mắt của bạn bảo vệ bề mặt của mắt bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nếu không có đủ nước mắt, bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Bề mặt mắt dễ bị tổn thương: Nếu khô mắt kéo dài mà không có biện pháp cải thiện, tình trạng khô mắt nặng có thể dẫn đến viêm mắt, mài mòn bề mặt giác mạc, loét giác mạc và giảm thị lực.
Chất lượng cuộc sống giảm sút: Khô mắt có thể gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đọc sách, v.v.
6. Làm gì để phòng ngừa khô mắt?
Nếu bạn bị khô mắt, hãy chú ý đến những nguyên do nào bạn nghĩ làm cho bạn bị khô mắt. Sau đó, tìm cách tránh những trường hợp đó để ngăn ngừa nó.
Một số ví dụ các phòng ngừa các trường hợp thường gây khô mắt:
Tránh không khí thổi vào mắt
Không hướng máy sấy tóc, máy sưởi xe hơi, máy điều hòa không khí hoặc quạt về phía gần mắt.
Bổ sung độ ẩm cho không khí
Vào mùa se lạnh, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm ở trong phòng của bạn.
Đeo kính râm hoặc kính bảo vệ mắt khi ra đường
Bạn nên chọn những loại kính áp được rộng vùng mắt. Có tấm chắn phía trước sẽ giúp bảo vệ các vật lạ rơi vào mắt gây viêm mắt và giúp tránh gió để không làm khô mắt.
Thường xuyên cho mình thời gian nghỉ ngơi mắt khi làm việc
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải tập trung thị giác nhiều, hãy để cho mắt được nghỉ ngơi định kỳ. Tốt nhất khoảng từ một tiếng, nên nhắm mắt trong vài phút. Hoặc chớp mắt liên tục trong vài giây để giúp dàn đều nước mắt trên mắt.
Để ý môi trường xung quanh
Khi sống ở vùng trên cao hoặc khi trên máy báy, thường không khí sẽ rất khô. Vì thế, tạo thói quen hay chợp mắt trong vài phút sẽ giúp giảm thiểu sự bay hơi của nước mặt.
Đặt màn hình máy tính dưới tầm mắt
Nếu màn hình máy tính cao hơn tầm mắt, bạn sẽ phải mở to mắt hơn để xem màn hình. Đặt màn hình máy tính dưới tầm mắt giúp bạn không phải mở to mắt. Điều này giúp làm chậm quá trình bay hơi nước mắt giữa các lần chớp mắt.
Dùng nước mắt nhân tạo
Nếu bạn bị khô mắt lâu dài mạn tính, hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo ngay cả khi mắt bạn không cảm thấy cay mỏi mắt.
7. Khô mắt được điều trị như thế nào?
Đối với hầu hết những người có triệu chứng khô mắt không thường xuyên hoặc nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn (nước mắt nhân tạo) là đủ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng khố mắt kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ cần những phương pháp điều trị khác. Điều trị như thế nào tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô mắt của bạn.
Trong một số trường hợp, điều trị một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt. Ví dụ, nếu một loại thuốc gây khô mắt, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ đó.
Nếu bạn có vấn đề về mí mắt, như mí mắt của bạn bị lệch ra ngoài (lồi mắt). Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ phẫu thuật mắt chuyên về phẫu thuật tạo hình mí mắt.
Thuốc
Thuốc theo toa được sử dụng để điều trị khô mắt bao gồm:
Thuốc giảm viêm mí mắt: Tình trạng viêm dọc theo mép mí mắt có thể ngăn các tuyến nước mắt tiết ra. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh để giảm viêm. Thuốc kháng sinh trị khô mắt thường được dùng bằng đường uống. Một số loại được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ.
Thuốc nhỏ mắt để kiểm soát tình trạng viêm giác mạc: Tình trạng viêm trên bề mặt mắt (giác mạc) có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt kê đơn có chứa cyclosporin (Restasis) hoặc corticosteroid. Corticosteroid không nên là thuốc được sử dụng lâu dài do có thể có các tác dụng phụ.
Chèn như nước mắt nhân tạo. Nếu bạn có các triệu chứng khô mắt từ trung bình đến nghiêm trọng và nước mắt nhân tạo không có tác dụng. Một lựa chọn khác có thể là miếng chèn mắt nhỏ trông giống như hạt gạo trong. Mỗi ngày một lần, bạn đặt miếng chèn hydroxypropyl cellulose (Lacrisert) vào giữa mí mắt dưới và nhãn cầu. Miếng dán tan chậm, giải phóng một chất được sử dụng trong thuốc nhỏ mắt để bôi trơn mắt.
Thuốc kích thích chảy nước mắt: Thuốc gọi là cholinergics (pilocarpine, cevimeline) giúp tăng sản xuất nước mắt. Những loại thuốc này có sẵn dưới dạng thuốc viên, gel hoặc thuốc nhỏ mắt. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như đổ mồ hôi.
8. Biện pháp khắc phục tại nhà cho khô mắt?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng khô mắt của mình bằng cách rửa mí mắt thường xuyên và sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo hoặc các sản phẩm khác giúp bôi trơn mắt. Nếu tình trạng khô mắt kéo dài, hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt ngay cả khi mắt bạn cảm thấy không khô mắt để giữ cho mắt luôn được bôi trơn tốt.
8.1 Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm không kê đơn cho bệnh khô mắt:
Có nhiều loại sản phẩm không kê đơn cho bệnh khô mắt, bao gồm thuốc nhỏ mắt (nước mắt nhân tạo), gel và thuốc mỡ.
Nước mắt nhân tạo là hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng khô mắt nhẹ. Một số người cần phải nhỏ thuốc nhiều lần trong ngày, và một số người chỉ sử dụng chúng một lần một ngày. Đây là tùy thuộc vào tình trạng khô mắt của bạn.
Hãy xem xét các yếu tố này khi chọn thuốc nhỏ mắt :
Thuốc nhỏ có chất bảo quản và không chất bảo quản: Chất bảo quản được thêm vào một số loại thuốc nhỏ mắt để kéo dài thời hạn sử dụng. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản tối đa bốn lần một ngày. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản thường xuyên hơn có thể gây kích ứng mắt.
Thuốc nhỏ so với thuốc mỡ: Thuốc mỡ bôi trơn giúp giảm khô mắt lâu hơn. Tuy nhiên những sản phẩm này cấu tạo dày hơn thuốc nhỏ mắt và có thể làm mờ tầm nhìn của bạn. Vì thế thuốc mỡ tốt nhất nên được sử dụng trước khi đi ngủ. Thuốc nhỏ mắt có thể được sử dụng bất cứ lúc nào và không ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.
Thuốc nhỏ làm giảm mẩn đỏ ở mắt: Tốt nhất bạn nên tránh những loại này làm giải pháp trị khô mắt. Vì sử dụng kéo dài có thể gây kích ứng mắt.
8.2 Làm sạch mí mắt để kiểm soát viêm mắt:
Đối với những người bị viêm bờ mi và các tình trạng khác gây viêm mí mắt làm tắc nghẽn dòng chảy nước mắt. Việc rửa mí mắt thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ có hữu ích. Để rửa mí mắt bạn cần:
Đắp khăn ấm lên mắt: Làm ướt một miếng vải sạch bằng nước ấm. Giữ miếng vải trên mắt của bạn trong năm phút. Đắp lại miếng vải khác bằng nước ấm khi nó nguội. Nhẹ nhàng chà khăn lên mí mắt. Bao gồm cả phần gốc của lông mi để làm trôi bớt cặn bẩn.
Dùng xà phòng xoa nhẹ lên mí mắt: Sử dụng dầu gội đầu dành cho trẻ em hoặc xà phòng dị nhẹ khác. Cho sữa rửa mặt vào đầu ngón tay sạch, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng xoa đôi mắt đặc biệt khu vực gần gốc lông mi. Sau đó rửa sạch hoàn toàn.
Khô mắt là một trong những vấn đề hay gặp ở mặt. Một trong những biện pháp khắc phục ở trường hợp nhẹ là nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu khô mắt nặng và kéo dài bạn cần phải gặp bác sỹ để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để. Trường hợp bạn bị viêm mắt có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để làm sạch mí mắt. Tuy nhiên bạn vẫn cần đế trung tâm khám mắt để kiểm tra.
Bệnh Đau Nhức Gót Chân, Lòng Bàn Chân Và Cách Chữa Trị
Bệnh đau gót chân và cách chữa trị như thế nào là hiệu quả hợp lý nhất đang là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là những người nằm trong độ tuổi từ 50 trở lên.
Theo thời gian cơ thể con người trải qua một quá trình thoái hóa tự nhiên do vậy nên vấn đề về bệnh xương khớp diễn ra gần như rất phổ biến. Tìm hiểu về vấn đề bệnh cơ xương khớp này hôm nay chúng tôi xin nói rõ hơn về chứng bệnh đau nhức gót chân, lòng bàn chân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả tốt nhất căn bệnh này hiện nay ra sao.
Gặp phải triệu chứng đau nhức gót chân, lòng bàn chân thường được xác định do 2 yếu tố chính gây ra.
Một số yếu tố bên ngoài tác động gây nên chứng bệnh đau nhức gót chân lòng bàn chân thường thấy như: do chấn thương, va đập mạnh gây nên tình trạng bong gân trật khớp, đi lại nhiều, đứng nhiều trong một tư thế… dẫn tới tình trạng đau nhức gót chân vô cùng khó chịu.
Một số bên gây ra bên trong cơ xương khớp gây đau nhức gót chân lòng bàn chân như: viêm cân gan chân, bệnh gout, hoặc do suy tĩnh mạch chi dưới. Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân,……. đối với nguyên nhân do bệnh thì chỉ cần tìm đúng bệnh chữa trị thì biểu hiện đau nhức sẽ không còn nữa.
Nhận biết đau nhức gót chân, lòng bàn chân do bệnh
Đau là triệu chứng ban đầu dễ dàng nhất để nhận biết tổn thương về cơ xương khớp tại bàn chân, cơn đau thường khéo dài dai dẳng, đau nhiều hơn khi vận đông,cảm giác đau lan tỏa về phía trước. Cơn đau thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng hoặc sau môt thời gian dài nghỉ ngơi. Trong những trường hợp nặng thì cơn đau có thể lan lên bắp chân, đau đầu gối.
Đau kèm theo sưng viêm gót chân, dùng tay ấn vào thấy có cảm giác đau nhức sưng đỏ thì trường hợp này người bệnh đang mắc phải bệnh viêm gót chân cần điều trị ngay để hạn chứng biến chứng viêm tắc ở vùng gót chân ảnh hưởng tới vận động cũng như đi lại của người bệnh.
Cách điều trị đau nhức gót chân, lòng bàn chân hiệu quả
Hiện nay việc điều trị đau nhức gót chân, lòng bàn chân được chỉ định dùng các phương pháp phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số phương pháp trị bệnh chủ yếu mà bạn có thể tham khảo như:
1. Vật lý trị liệu trị đau nhức gót chân lòng bàn chân
Phương pháp này là thực hiện các bài tập kéo dãn cân gan chân, giúp cho người bệnh giảm căng cơ gân tại gan chân, đồng thời thường xuyên massage để có thể giảm cơn đau một cách tự nhiên. Cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
2. Châm cứu ấn huyệt chữa đau gót chân, lòng bàn chân
Thầy thuốc với kinh nghiệm sẽ xác định huyệt vị dưới lòng bàn chân rồi ấn từ từ nhẹ đến mạnh bằng ngón tay cái trong vài phút sau đó thời gian bấm được rút ngắn. Tiếp đến, người thực hiện sẽ day ấn lên huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân khoảng 1 phút. Sau đó người bệnh sẽ được châm cứu ở các huyệt như côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải, phong trì để giảm đau nhức chân và thư giãn cơ bắp.
3. Dùng thuốc trị đau nhức gót chân, lòng bàn chân
Sử dụng thuốc tây y trị bệnh chủ yếu là dùng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hay các loại thuốc kháng viêm không steroid như celecoxib, ibuprofen, meloxicam, naproxen,…Tuy nhiên việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa một số tác dụng phụ có hại của thuốc làm ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận….
Các phương pháp trên sẽ phù hợp với từng mức độ bệnh lý mà từng người bệnh gặp phải. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Triệu Chứng Đau Gót Chân, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Xin chào bác sĩ, tôi là Nguyệt (26 tuổi), buổi sáng tôi ngủ dậy vừa bước xuống giường thì cảm giác đau nhói như bị điện giật ở gót chân, cảm giác đau nhức, buốt, sau một lúc ngồi xoa bóp thì đã thấy dễ chịu hơn. Đi khám bác sĩ kết luận tôi bị bệnh đau gót chân. Vậy đau gót chân do những nguyên nhân nào? Điều trị có khỏi hẳn được không? Mong bác sĩ giải đáp.
Trả lời:
Xin chào Nguyệt, chũng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và các bác sĩ xin đưa ra một số lời tư vấn cho bạn về chứng đau gót chân như sau:
1. Đau gót chân là gì
2. Biển hiện của đau gót chân
3. Nguyên nhân gây ra đau gót chân
4. Biến chứng của đau gót chân
5. Cách tự chăm sóc
6. Phòng chống đau gót chân
7. Khi nào nên đi khám bác sĩ
8. Bác sĩ điều trị
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
Đau gót chân là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu, đau thường tăng lên khi vận động, và giảm khi nghỉ ngơi. Đau gót chân có thể nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, cũng có cơn đau gót dai dẳng và trở thành mạn tính.
Ở chân, có tổng cộng 26 xương; trong đó, xương gót là lớn nhất, và nó có chức năng chịu phần lớn sức nặng của cơ thể. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng: khi đi, lực tác động lên chân gấp 1.25 lần trọng lượng cơ thể, và gấp 2.75 lần trọng lượng cơ thể nếu chạy. Chính vì thế, phần gót chân rất dễ bị tổn thương và đau.
Trong hầu hết các trường hợp, đau gót chân là do nguyên nhân cơ học như chấn thương do chạy nhảy. Tuy nhiên một số bệnh lý khác như viêm khớp, nhiễm trùng, tự miễn,…gây ảnh hưởng đến toàn thân đều có khả năng gây đau gót chân.
Đau gót chân thường phát triển từ từ mà không có chấn thương hay vấn đề nào trước đó. Cơn đau thường xuất hiện sau khi đi giày dép đế xẹp như dép lào. Khi đó, bàn chân bị căng và dễ tổn thương gót chân.
Trong đa số trường hợp, cơn đau bắt đầu ở mặt dưới gót chân và lan lên trên gót. Sau khi nghỉ ngơi, chân bạn hoạt động lại thì cơn đau ở gót chân cũng tăng lên. Sau khi hoạt động, cơn đau giảm và sẽ nặng lên lại vào cuối ngày.
Các vị trí đau gót chân
Cơn đau gót chân sẽ xuất hiện nếu bạn sử dụng gót chân quá mức hay bị tổn thương vùng này. Triệu chứng đau có thể từ nhẹ đến giảm khả năng vận động. Nếu cơn đau gót xuất hiện, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
Một số nguyên nhân gây ra đau gót chân thường gặp là:
Viêm cân gan bàn chân
Đau gót chân thường do viêm cân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc do chấn thương gây ra. Nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân thường do một số trường hợp sau:
Mang giày không phù hợp, quá cao hoặc quá cứng, kích thước không hợp lý dễ gây viêm cân gan;
Thường xuyên đi chân không, đặc biệt nơi mặt sàn cứng;
Phụ nữ có thai hoặc những người béo phì có khối lượng cơ thể lớn, gây áp lực lên cân gan bàn chân;
Khởi động không kỹ trước khi vận động mạnh hoặc đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao quá nhiều,…
Do cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh…
Đây là chấn thương thường gặp trong khi hoạt động thể lực. Mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ chế chấn thương. Hầu hết, bong gân thường không cần đến cấp cứu. Bong gân gót chân xảy ra ở phần khớp và phần gân (nơi nối xương với xương) ở chân. Ngoài ra, nò còn ảnh hưởng đến cơ và dây chằng (nơi nối xương và cơ).
Bong gân gót chân
Gãy xương gót có thể chỉ là vết nứt nhỏ hoặc vỡ hoàn toàn xương gót, ở một nơi hoặc nhiều nơi, gãy đơn giản hay tạo ra nhiều mảnh xương nhỏ. Đa số, gãy xương xảy ra khi lực tác động lên xương quá mức mà nó có thể chịu được. Đây là tình trạng cần được cấp cứu ngay.
Gãy xương gót
Gân Achilles nối cơ bắp chân và xương gót. Nó giúp cho việc đi, đứng, chạy, nhảy được dễ dàng. Các hoạt động thể lực đòi hỏi chạy, nhảy nhiều có thể gây tổn thương gân Achilles và dẫn đến viêm. Có hai dạng là viêm gân Achilles có lồng ghép và viêm Achilles không lồng ghép. Đối với viêm gân Achilles có lồng ghép, phần thấp của gân Achilles nơi bám vào xương bị ảnh hưởng. Còn viêm gân Achilles không lồng ghép, chỉ phần giữa của gân bị ảnh hưởng và thường xảy ra ở người trẻ tuổi hay hoạt động nhiều. Việc điều trị tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu không đem lại kết quả khả quan, bạn phải đến khám bác sĩ ngay. Nếu viêm gân Achilles diễn tiến xấu đi, gân có thể bị rách và bạn phải cần phẫu thuật để điều trị.
Viêm gân Achilles
Bao hoạt dịch là túi dịch bao quanh khớp, nó chèn vào những nơi mà xương, cơ, dây chằng tiếp xúc gần xương. Bao hoạt dịch đóng vai trò như túi bôi trơn, làm giảm áp lực khi vận động. Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau, hạn chế cử động của khớp và từ đó làm gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Triệu chứng bao gồm: sưng, đau, đỏ vùng da nơi bao hoạt dịch.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến cột sống. Nó có thể gây ra viêm nặng nề, dẫn đến đau mạn tính và giảm cử động. Hơn nữa, trong viêm cột sống dính khớp, có tình trạng hình thành xương mới và làm dị dạng cột sống. Quan trọng hơn hết, căn bệnh này còn làm ảnh hưởng đến nhiều khớp khác trong cơ thể.
Đây là bệnh di truyền trong gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù người trưởng thành cũng có khả năng bị nhưng thường xảy ra ở người trẻ do ở độ tuổi này, xương vẫn còn phát triển.
Viêm cột sống dính khớp
Đây là một dạng của viêm khớp gây ra bởi tình trạng viêm trong cơ thể. Đa số các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây viêm khớp phản ứng. Nguyên nhân là do quá trình tự miễn. Thường viêm khớp phản ứng sẽ không tiến triển cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được chữa khỏi hoàn toàn. Triệu chứng thường xảy ra tại các khớp lớn ở chân. Trước đây, viêm khớp phản ứng hiếm khi xảy ra. Nam thường mắc nhiều hơn nữ nhưng bệnh chẩn đoán khó hơn ở nữ. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 30 và triệu chứng ở nam thường rõ ràng hơn ở nữ.
Thoái hóa sụn xương
Đau gót chân còn thể gây hạn chế cử động và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, đau gót chân còn làm thay đổi dáng đi của bạn. Một khi mắc bệnh, bạn sẽ dễ mất cân bằng và té ngã, từ đó nguy cơ bị chấn thương cao hơn.
Khi mắc bệnh, một số phương pháp giúp giảm đau gót chân mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà:
Viêm khớp phản ứng
Rất khó phòng ngừa tất cả các trường hợp đau gót chân. Tuy nhiên, một số phương pháp sau có thể giúp giảm cơn đau, phòng ngừa đau gót:
Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi.
Chườm đá gót chân hai lần một ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê toa.
Mang các loại thiết bị giúp kéo căng gót chân vào ban đêm.
Sử dụng kiềng nâng đỡ gót chân, gắn vào giày để giúp giảm cơn đau.
Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối;
Tránh đi chân đất;
Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng;
Đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Mang giày dép vừa kích cỡ chân.
Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.
Đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Hãy lên lịch đi khám nếu có các triệu chứng thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi.
Đặc biệt, nếu trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, nóng, tê ran hoặc ngứa ở gót chân, không thế hoạt động gót chân như thường thì hãy gặp ngay bác sĩ để cứu chữa kịp thời.
Nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau:
Cách tự chăm sóc khi bị đau gót chân
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn Nguyệt. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Mang các loại giày vừa chân và có khả năng nâng đỡ gót chân.
Sử dụng giày phù hợp khi hoạt động thể lực.
Khởi động trước khi chơi thể thao.
Nên đi lại với tốc độ phù hợp với bản thân khi hoạt động thể lực.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh.
Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc đau cơ.
Duy trì cân nặng phù hợp.
Cơn đau cường độ nặng.
Cơn đau xuất hiện đột ngột.
Đỏ vùng da ở gót chân.
Sưng gót chân.
Hạn chế đi lại.
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Biện Pháp Chữa Đau Gót Chân Tại Nhà trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!